Yếu tố quan trọng nhất quyết định cho phòng chống dịch bệnh thủy sản là nuôi trồng an toàn sinh học

Adv thuysan247
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 24.297 ha). Ngoài ra, có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 24.297 ha). Ngoài ra, có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

thuysan247.com
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: “Để giải quyết tốt công tác thú y phòng bệnh thủy sản thì không chỉ có độc lập mỗi lĩnh vực thú y mà phải đi cùng với quan sát môi trường, giám sát dịch bệnh”.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: “Để giải quyết tốt công tác thú y phòng bệnh thủy sản thì không chỉ có độc lập mỗi lĩnh vực thú y mà phải đi cùng với quan sát môi trường, giám sát dịch bệnh”.

Cụ thể, thiệt hại trên tôm nuôi nước lợ là gần 43.340ha, chiếm 93,77% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, cao gấp 1,94 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,88% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 1.426,3ha (gấp 5,76 lần với cùng kỳ năm 2019), chiếm 25% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước.

Thiệt hại trên các loài thủy sản khác khoảng 1.452 ha. Trong 3 tháng đầu năm 2021 (tính đến ngày 15-3) tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thiệt hại trên tôm nước lợ là gần 1.713,5ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.

Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 125,6ha, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 20,1% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước. Thiệt hại trên các loài thủy sản khác khoảng 58ha, chủ yếu là diện tích nuôi một số loài thủy sản nước ngọt; 58 lồng cá điêu hồng, một số loài cá biển; 47vèo, bể nuôi lươn, ếch.

Cũng theo Cục Thú y, năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh là 6.858,14 ha, chiếm 15,82% trong tổng diện tích tôm bị thiệt hại và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2019; diện tích tôm bị dịch bệnh chiếm tỷ lệ 0,93% tổng diện tích tôm thả nuôi. Theo đó, các bệnh thường gặp trên tôm nuôi gồm: Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh đốm trắng (WSD), bệnh đỏ thân, thân trắng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND), đường ruột, chậm lớn do còi và vi bào tử trùng (EHP).

Theo Phó cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết (giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,..) tiếp tục diễn biến phức tạp; các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm; các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan; điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, dịch bệnh trên thủy sản đã giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2021, nhưng nguy cơ trong thời gian tới là rất cao. Do đó, yếu tố quan trọng nhất quyết định cho phòng chống dịch bệnh thủy sản là nuôi trồng an toàn sinh học. “Để giải quyết tốt công tác thú y phòng bệnh thì không chỉ có độc lập mỗi lĩnh vực thú y mà phải đi cùng với quan sát môi trường, giám sát dịch bệnh”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để nuôi trồng thủy sản an toàn cũng cần đảm bảo các yếu tố khác như giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế phẩm sinh học… Đặc biệt là chế phẩm sinh học đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản khá nhiều nên Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản rà soát lại các chế phẩm sinh học, không để người nuôi trồng sử dụng các sản phẩm không hiệu quả mà làm tăng giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu không đạt khiến hiệu quả giảm, kéo theo sức cạnh tranh của sản phẩm giảm.

Nguồn: Theo phapluatxahoi.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết