Thay thế bột cá bằng ngũ cốc chưng cất khô

Adv thuysan247
Việc thay thế bột cá (FM) bằng các protein thực vật (PP) như đậu tương, bột hướng dương, bột đậu nành… đang là xu thế trong những năm trở lại đây. Ngũ cốc chưng cất khô (DDGS) thu được từ dược phẩm và công nghiệp lên men được đánh giá cao khi xem xét thay thế FM và các PP khác trong chế độ ăn của tôm.

Bột ngũ cốc chưng cất khô được cân nhắc sử dụng thay thế bột cá. Ảnh: AgFax

Việc thay thế bột cá (FM) bằng các protein thực vật (PP) như đậu tương, bột hướng dương, bột đậu nành… đang là xu thế trong những năm trở lại đây. Ngũ cốc chưng cất khô (DDGS) thu được từ dược phẩm và công nghiệp lên men được đánh giá cao khi xem xét thay thế FM và các PP khác trong chế độ ăn của tôm.

thuysan247.com

DDGS là một trong những sản phẩm phụ ít được sử dụng từ ​​ngành công nghiệp rượu và có thể thay thế FM trong thức ăn cho tôm. Chúng được thu nhận từ các dẫn xuất của quá trình lên men ngũ cốc và sau quá trình chưng cất để sản xuất rượu. Trong thức ăn thủy sản, DDGS có thể thay thế FM và khô dầu đậu nành do chứa protein, lipid và vitamin, tất cả đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản (Tidwell và cộng sự, 1993).

Chế độ ăn thử nghiệm

Chuẩn bị khẩu phần ăn thử nghiệm có bột cá (FM), bột đậu nành (SBM), và bột đậu phộng (PM) làm nguồn protein chính. Các nguồn lipid có dầu cá (FO), dầu đậu nành (SBO), lecithin đậu nành, và các axit amin kết tinh (AA).

Sau đó, FM được thay thế bằng DDGS ở các mức khác nhau lần lượt là D0 (0%); chế độ ăn đối chứng, D2 (2%), D4 (4%), D6 (6%), D8 (8%), D12 (12%) và D16 (16%).

Thử nghiệm được chia thành 7 nghiệm thức và lặp lại 3 lần. Tất cả có 21 bể nhựa có cùng kích thước (0,3 m3) với mật độ 40 con tôm/bể (trọng lượng ban đầu là 0,23 ± 0,00 g/con).

Tôm được cho ăn theo khẩu phần đã chia 4 lần/ngày (7 giờ, 11 giờ, 17 giờ và 21 giờ) với tỷ lệ cho ăn là 10% trọng lượng cơ thể. Tôm được theo dõi một giờ sau đó và những con còn sót lại được lấy ra khỏi bể bằng cách hút hàng ngày.

Trong suốt quá trình thử nghiệm: Nhiệt độ dao động từ 27,0 – 31,6oC; độ mặn 27,5 – 32,0‰; pH 8,0 – 8,1; ôxy hòa tan (DO) ở mức 6,0 mg-1.

Sau 56 ngày cho ăn thử nghiệm, tôm được nhịn ăn trong 24 giờ trước khi thu hoạch. Tôm trong mỗi bể được đếm, đo và cân để xác định tỷ lệ tăng trọng (WGR), tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống.

Kết quả

Đối với tăng trưởng và hiệu suất sống

Trong số các nhóm, tôm ăn chế độ ăn D8 có tốc độ tăng trưởng được cải thiện (13,00 ± 0,68 g trọng lượng cuối cùng) và tỷ lệ tăng trọng là 6400% nhưng không khác biệt đáng kể so với tôm ăn chế độ ăn D0. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trọng của D12 và D16 kém hơn đáng kể so với D0 và D8. Ngoài ra, FCR thấp đáng kể ở tôm cho ăn D6 và D8 so với tôm ăn chế độ đối chứng D0. Tỷ lệ sống của tôm dao động từ 76,6 – 92,50%.

Đối với các chỉ số sinh hóa huyết thanh và hoạt động chống ôxy hóa

Các chỉ số sinh hóa huyết thanh và các hoạt động chống ôxy hóa ở TTCT cho thấy sự khác biệt giữa nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng. Các chỉ số sinh hóa huyết thanh bao gồm AST, ALT và HDL-C giảm khi tăng lượng DDGS trong chế độ ăn của tôm so với chế độ ăn đối chứng.

Đối với hoạt động của enzyme tiêu hóa

Việc thay thế FM bằng DDGS dựa trên hoạt động của các enzym tiêu hóa, bao gồm trypsin , amylase và lipase trong ruột giữa của tôm. Tôm ăn theo chế độ ăn DDGS ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động trypsin và amylase (p <0,05). Không có sự khác biệt đáng kể về hoạt động lipase giữa các nhóm được nuôi bằng khẩu phần DDGS và nhóm đối chứng (D0) (p >0,05).

Đối với mô học gan tụy

Các mô học trên gan tụy tôm cũng được quan sát sau thử nghiệm. Tôm cho ăn chế độ ăn DDGS có sự thay đổi từ nhẹ đến nặng. Tôm được cho ăn D8 có lượng tế bào phôi E dồi dào so với nhóm đối chứng. Tế bào tiết B cũng ít hơn ở tôm được cho ăn theo chế độ D12 và chế độ ăn D16. Hơn nữa, các ống gan tụy được sắp xếp chặt chẽ và đẹp mắt, bao gồm cả màng đáy ở D8. Tôm cho ăn khẩu phần D12 và D16 cho thấy khoảng cách giữa các ống gan tụy lớn.

Đối với khả năng kháng bệnh

Tỷ lệ chết tích lũy của tôm đã được thử nghiệm với Vibrio parahaemoliticus. Sau thử nghiệm, tôm ở nhóm D12 có tỷ lệ chết cao hơn đáng kể so với tôm ở các nhóm khác có chế độ ăn DDGS. Tuy nhiên, khi kết thúc thử nghiệm, tỷ lệ chết của tôm ở nhóm D8 là 50,9%, thấp hơn đáng kể (p <0,05) so với khẩu phần đối chứng (D0) 68,3%.

Kết luận

Kết quả cho thấy sự cải thiện trong chế độ ăn DDGS (D8) của tôm về hiệu suất tăng trưởng, bao gồm trọng lượng thân cuối, tăng trọng, axit phosphatase, phosphatase kiềm, glucose và tổng khả năng chống ôxy hóa trong huyết thanh (p <0,05). Về tất cả các yếu tố, việc thay thế FM bằng DDGS ở D8 (8%) trong chế độ ăn của tôm có thể điều chỉnh và phục vụ cho hiệu suất tăng trưởng tổng thể, sức khỏe và khả năng miễn dịch, mô học và khả năng kháng bệnh ở tôm.

Anh Thư

Theo Aquaculture Report

Nguồn: Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết