Nấm Đồng Tiền trong ao nuôi tôm

Adv thuysan247
Hiện nay, trong các vùng nuôi lâu năm xuất hiện loài nấm mà người nuôi gọi là Nấm Đồng Tiền.

Hình minh họa (virbac.com)

Hiện nay, trong các vùng nuôi lâu năm xuất hiện loài nấm mà người nuôi gọi là Nấm Đồng Tiền.

thuysan247.com

 

 

 

Nhưng căn cứ vào đặc điểm hình thái và sinh trưởng của loài nấm này thì nhận thấy loài này có đặc điểm giống như một loài địa y (một dạng kết hợp giữa nấm (mycobiont) và một loại sinh vật có thể quang hợp (photobiont)) hơn là nấm mốc. Trong bài viết này, chúng tôi tạm gọi loài thực vật này là Nấm Đồng Tiền theo tên gọi dân gian của người nuôi tôm.

Một số hình ảnh so sánh địa y và nấm Đồng Tiền:

Loài nấm này gây thiệt hại không nhỏ cho các ao nuôi và rất khó xử lý nếu ao nuôi nào bị nhiễm loài nấm này. Tôm nuôi sẽ ăn phải các cá thể nấm và dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, tôm bị teo gan, ốp thân, không phát triển…

Việc xử lý loài nấm này thông thường người nuôi thường dùng biện pháp cơ học là chà, tẩy các cá thể nấm này khi phát hiện. Tuy nhiên, việc này vô tình làm cho bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.

Nấm đồng tiền và mối nguy hại đến tôm nuôi

  • Thường gặp nhiều ở vùng nuôi tôm nước có độ mặn cao, thấy rõ khi chúng phát triển bám vào bề mặt bạt ao (bờ, nền đáy). Sau khi cấp nước vào ao được 7 - 10 ngày hoặc khi ao có tảo phát triển quá mức, tàn (sụp/rớt tảo) và nhiều chất thải hữu cơ, nấm bắt đầu phát triển với kích thước nhỏ đầu ngón tay út, rồi tăng nhanh kích thước sau vài ngày
  • Nấm có mùi tanh hấp dẫn với tôm. Tôm yếu thích ăn nấm, chúng bơi bám dọc mé bờ ao để tìm ăn. Nấm tiết ra độc tố, tôm mắc bệnh đường ruột, bỏ ăn (thức ăn viên công nghiệp), ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể rớt đáy (chết)
  • Khi tổ nấm hình thành, đó còn là nơi trú ngụ của rất nhiều địch hại gây bệnh tôm như vi khuẩn, nguyên sinh động vật ký sinh,… 

Một số giải pháp mang lại hiệu quả tốt nhất khi xử Nấm Đồng Tiền:

Cải tạo ao:

Đối với các ao nuôi đã từng bị nhiễm nấm ở các vụ nuôi trước thì bắt buột khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý triệt để.

Cách thức xử lý như sau:

  • Cải tạo vệ sinh ao sạch sẽ.
  • Dùng vôi nung (CaO) hòa với nước thành dung dịch đậm, sệt, tưới đều, quét lên bạt ao. Việc phủ vôi tôi lên bạt ao càng dày sẽ cho hiệu quả xử lý càng cao.
  •  Đối với ao phủ bạt bờ và đáy đất thì chúng ta giữ ẩm mặt đáy ao và bón dày vôi nóng khắp đáy ao (liều lượng có thể 700-800kg/1.000m2).
  • Vôi tôi cũng được xử lý trên tất cả các vật dụng và thiết bị của ao bị nhiễm.
  • Cách ly vật dụng ao nhiễm nấm.
  •  Phơi 2-3 ngày.
  • Sau đó tiến hành xịt rửa và vệ sinh lại ao nuôi.
  • Phơi thêm một thời gian khoảng 5-7 ngày.

Đối với ao đang nuôi và có tôm:

Hiện nay có nhiều giải pháp sử dụng hóa chất đưa ra xử lý nấm đồng tiền trong ao có tôm nhưng thực sự chưa hiệu quả. Một số gốc như Bronopol, Glutaraldehyte chỉ tác dụng với trường hợp nấm ít, mới phát triển. Với trường hợp nấm phát triển mạnh và lâu ngày, việc tăng liều gây độc đến tôm, một số trường hợp bỏng mang tôm thu hoạch sớm.

Giải pháp được cho là hiệu quả, an toàn nhất hiện nay là sử dụng vi sinh để kiểm soát nấm đồng tiền trong ao. Định kỳ bổ sung lượng vi sinh phù hợp giúp làm sạch đáy ao, hạn chế việc nấm phát triển khi bề mặt đáy bị dơ bẩn.

Nguồn: Theo Tổng hợp + cty Bình Minh
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết