Thủy sản Cà Mau: Mở hướng ra biển

Adv thuysan247
Cà Mau đang tập trung nguồn lực “Mở hướng ra biển” để thực hiện các mô hình nuôi hải sản trên biển.

Nghề nuôi cá bớp trên biển của ngư dân trên đảo Hòn Chuối

Cà Mau đang tập trung nguồn lực “Mở hướng ra biển” để thực hiện các mô hình nuôi hải sản trên biển.

thuysan247.com

 Có thể nói, đây là một hướng đi đúng nhằm khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của biển để góp phấn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng biển - đảo của Tổ quốc.

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ĐBSCL, bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước. Trên biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc, rất thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão, phát triển kinh tế biển. Biển Cà Mau có diện tích thăm dò, khai thác rộng trên 80.000 km2, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lượng cá nổi ước khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn, với 661 loài, 319 giống, thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lượng lớn như tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú, cá bớp… Vùng mặt nước ven biển có khả năng nuôi các loại thủy sản như nghêu, sò huyết, hàu, tôm nước mặn…có giá trị kinh tế cao. Sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản khoảng 300 ngàn tấn/năm. Có thể nói, đây là điều kiện rất phù hợp cho việc phát triển nghề nuôi hải sản trên biển, góp phấn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng biển - đảo của Tổ quốc.

Thời gian qua, mặc dù chưa nhiều nhưng đã có khoảng 30 hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối, thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời đã tự đầu tư khoảng 250 lồng bè để phát triển nghề nuôi cá trên biển, với tổng sản lượng cá nuôi hàng năm từ 15 đến 20 tấn.  Trong đó, chủ yếu lá cá bớp, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân. Tuy nhiên, nghề nuôi hải sản trên biển của ngư dân Cà Mau còn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như trình độ kỹ thuật nuôi còn thấp; đầu tư xây dựng lồng bè chưa chắc chắn, dễ gặp rủi ro khi có dông bão xảy ra; tình trạng thiếu con giống thả nuôi còn phổ biến; việc sử dụng thức ăn bằng nguồn cá tạp chưa qua xử lý nên dễ xảy ra dịch bệnh trên các lồng bè cá nuôi. Trong khi đó, thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; vốn đầu tư nuôi hải sản trên biển lớn nhưng lại phải đối mặt với không ít rủi ro về thiến tai, môi trường, dịch bệnh… Do đó, nghề nuôi thủy sản trên biển ở Cà Mau thời gian chỉ mang tính tự phát và phát triển chậm, thiếu tính ổn định.

nuôi cá biển, nuôi biển, nuôi cá bớp, nghề nuôi biển, nuôi cá lồng

Hiện trê đảo Hòn chuối có khoảng 30 hộ dân tham gia nghề nuôi cá bớp lồng bè trên biển. Ảnh: Phương Bằng.

Thấy được những tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, bất cập này, mới đây UBND tỉnh Cà Mau xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển Cà Mau giai đoạn 2019 - 2021 và định hướng đến năm 2030.

Định hướng phát triển công nghệ nuôi, về cá biển tập trung các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, chủ lực như cá mú trân châu, cá dứa, cá chẽm…. và ưu tiên các loài cá bản địa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Khu vực nuôi, bao gồm vùng biển gần bờ, ven đảo nuôi các loài cá biển như cá mú trân châu, cá dứa, cá chẽm…; vùng bãi triều, cửa sông, ven biển phát triển nuôi các loài nhuyễn thể, giáp xác…. Phương thức nuôi bằng lồng nhựa HDPE, vận hành theo quy trình công nghệ Na Uy.

Về nuôi nhuyễn thể và giáp xác, tập trung nuôi các đối tượng có lợi thế canh tranh, có giá trị kinh tế như hàu, ngao móng tay chúa, tôm tít; khu vực nuôi ở vùng biển gần bờ, ven đảo nuôi các đối tượng như hàu, ngao móng tay chúa, tôm tít… Phương thức nuôi bằng giàn/bè, nuôi theo bãi triều ở vùng biển gần bờ, ven đảo với quy mô công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu; nuôi tập trung nhuyễn thể có kiểm soát, đảm bảo môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, tập trung phát triển thị trường và đào tạo nguồn nhân lực nuôi hải sản trên biển.

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, ngành chức năng tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ và ngư dân về kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế; tổ chức cho ngư dân đi tham quan học tập các mô hình nuôi hải sản trên biển và và làm việc với các viện, trường; triển khai thực hiện 03 dự án ương giống và 04 dự án nuôi thương phẩm thí điểm. Đồng thời, vận động người dân tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã, các loại hình hợp tác; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi hải sản trên biển, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân; rà soát, thống kê diện tích nuôi hải sản ven biển, ven đảo như nghêu, sò huyết, hàu, nuôi hải sản ven các đảo để có những giải pháp phát triển phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao. Từng bước, phát triển nuôi hải sản trên biển thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô công nghiệp, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ hướng đến nghề cá bền vững, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, thúc đẩy tiếp cận theo liên kết chuỗi giá trị ngành hàng phục vụ việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biển - đảo của Tổ quốc.

Nguồn: Theo Camau.gov
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết