Tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Ngày 28/10, ban chỉ đạo (BCĐ) tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Chính – HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, Trưởng BCĐ cùng các thành viên và lực lượng xã Vinh Hà đã ra quân hướng dẫn, giúp đỡ người dân tháo dỡ vây ví rọ sáo.

Tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá địa phận xã Vinh Hà

Ngày 28/10, ban chỉ đạo (BCĐ) tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Chính – HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, Trưởng BCĐ cùng các thành viên và lực lượng xã Vinh Hà đã ra quân hướng dẫn, giúp đỡ người dân tháo dỡ vây ví rọ sáo.

thuysan247.com

Hiện nay trên địa bàn xã Vinh Hà có 256 hộ với 285 trộ nò sáo của người dân địa phương vây ví lưới làm rọ sáo nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên đầm phá, diện tích khoảng 419 ha. Với hiện trạng các hộ gia đình vây ví lưới làm rọ sáo NTTS như hiện nay đã làm cho mặt nước đầm phá xã Vinh Hà chằng chịt, gây cản trở nghiêm trọng đến luồng lạch giao thông thủy, dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường đầm phá, ảnh hưởng đến NTTS. Phần lớn diện tích vây ví rọ sáo là tự phát, lấn chiếm, dẫn đến mật độ nò sáo ngày càng dày đặc, không chỉ phá vỡ tính bền vững trong khai thác thủy sản đầm phá, mà còn ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp và các mối quan hệ vùng ven bờ, đặc biệt nguy cơ gây ra những hậu quả khó lường khi có dịch bệnh xảy ra, dễ lây lan trên diện rộng.

Thời gian qua, địa phương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tuyên truyền phổ biến trong Nhân dân về chủ trương thao dỡ nò sáo, vận động người dân tự nguyện tháo dỡ và đã có phương án tiến hành giúp đỡ người dân tháo dỡ theo đúng quý định, được người dân đồng tình hưởng ứng. Người dân ký cam kết tự tiến hành tháo dỡ để giải phóng diện tích mặt nước trên đầm phá. Có hơn 20 hộ đã tháo dỡ xong.

Chính quyền địa phương cũng xử lý nghiêm những trường hợp dùng phương tiện, ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt. Ðồng thời, quản lý tốt ngư trường đã sắp xếp, kiên quyết không để lấn chiếm trở lại. Riêng những diện tích của các người dân có cấp giấy phép, chính quyền phối hợp các cơ quan chuyên môn giải thích và sắp xếp lại một cách hợp lý, đúng quy định.

Huyện Phú Vang đã có phương án sắp xếp quản lý các hoạt động khai thác, NTTS đầm phá, bảo đảm bảo vệ hệ sinh thái, khơi thông luồng lạch để trả lại môi trường phát triển thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường đầm phá của huyện theo hướng bền vững, hiệu quả.

Tin, ảnh: Quỳnh Anh

Nguồn: Theo BÁO THỪA THIÊN HUẾ
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết