Nhập khẩu vào Mỹ liên tiếp tăng, thị trường tôm đang ấm dần?

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ nhập khẩu 73.617 tấn tôm trong tháng 8, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái (71.666 tấn), đánh dấu tháng thứ 2 nhập khẩu tôm tăng liên tiếp sau 13 tháng giảm không ngừng.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ nhập khẩu 73.617 tấn tôm trong tháng 8, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái (71.666 tấn), đánh dấu tháng thứ 2 nhập khẩu tôm tăng liên tiếp sau 13 tháng giảm không ngừng.

thuysan247.com

Thị trường tôm sẽ “chuyển động”

Hơn 1 năm qua, ngành thủy sản toàn cầu chìm trong sự ảm đạm của thị trường tôm. Khắp các quốc gia từ Mỹ, châu Âu tới Trung Quốc đều chứng kiến sự sụt giảm của giá nhập khẩu trung bình, với mức giảm lần lượt 13,4%, 10% và 2,7%. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Thủy sản có trách nhiệm của Liên Minh Thủy sản Toàn cầu (GAS) diễn ra ở thành phố Saint John, tỉnh New Brunswick, Canada đầu tháng 10, chuyên gia phân tích cấp cao của Rabobank, ông Gorjan Nikolik đã dự đoán sản lượng tôm nuôi toàn cầu sẽ tiếp tục giảm sâu cuối năm 2023 do giá tôm quá thấp đã tác động không nhỏ tới sản xuất, nhưng bước sang 2024 sẽ phục hồi lên khoảng 6 triệu tấn.

Trước đó 1 tháng tại Diễn đàn Tôm Toàn cầu ở Utrecht, Hà Lan, ông Travis Larkin, chủ tịch kiêm chủ sở hữu của Seafood Exchange (có trụ sở tại Raleigh – thành phố phía bắc Carolina) cho rằng đã nhìn thấy dấu hiệu chuyển dịch của thị trường, và dự đoán tháng 11, tháng 12 sẽ có tín hiệu đáng mừng tại thị trường Mỹ. 

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ nhập khẩu 73.617 tấn tôm trong tháng 8, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái (71.666 tấn), đánh dấu tháng thứ 2 nhập khẩu tôm tăng liên tiếp sau 13 tháng giảm không ngừng.

Tuy vậy, giá tôm trung bình vẫn giảm xuống mức 8,14 USD/kg, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái (9,28 USD/kg). Do vậy, giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 8 chỉ đạt 599,6 triệu USD, giảm 10% so với tháng 8/2022 (664,8 triệu USD). Tính chung 8 tháng đầu năm, Mỹ nhập khẩu 504.811 tấn tôm, trị giá 4,2 tỷ USD, giảm 13% về lượng và 24% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ giảm sản xuất tôm thẻ chân trắng

Trong tháng 8, Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung tôm hàng đầu của Mỹ, với tổng 30.412 tấn tôm được thông quan, trị giá 236,8 triệu USD, tăng 6% về lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình đạt 7,79 USD/kg, giảm 14% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm, Ấn Độ xuất khẩu 186,313 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 1,5 tỷ USD, giảm 9% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu Ấn Độ vẫn muốn giữ vị trí là nguồn cung tôm số 1 của Mỹ, họ phải chuẩn bị tư tưởng thực hiện điều đó trong bối cảnh sản xuất tôm trong nước đang giảm. Theo dữ liệu của Shrimp Insights, nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ và lượng tôm bố mẹ phân phối từ các trung tâm nhân giống tôm tới các cơ sở ương dưỡng trong quý 3 đã giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Ecuador cần “bình thường hóa” sự tăng trưởng

Nguồn cung tôm lớn thứ 2 của Mỹ là Ecuador với 18.577 tấn tôm, trị giá 123,5 triệu USD được xuất vào Mỹ trong tháng 8/2023, tăng 11% về lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình đạt 6,65 USD/kg, giảm 14% so với mức 7,71 USD/kg của tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm, Ecuador xuất khẩu 135.902 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 921,9 triệu USD, chỉ giảm 2% về lượng so với năm ngoái, nhưng giảm 14% về giá trị.

Sự tăng trưởng vũ bão của ngành tôm Ecuador đã tác động mạnh tới thương mại của Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Do đó, tại Hội nghị Liên minh Thủy sản Toàn cầu, ông Glenn Gooke, CEO của Cooke, đã cho rằng Ecuador cần “chạy chậm lại một chút” và “bình thường hóa” sức tăng trưởng của mình. Nhu cầu ngày một giảm, thế giới vẫn đang loay hoay tìm phương án kích cầu tiêu dùng. Suốt thời gian qua không chỉ ngành nuôi trồng tôm mà khai thác tôm tự nhiên cũng chịu tác động nghiêm trọng. Ông nói: “Ecuador đã phát triển ngoài sức tưởng tượng của thế giới 4 – 5 năm nay. Một sự tăng trưởng khổng lồ. Tôi không nghĩ nông dân nuôi tôm Ecuador giàu lên, mà người thực sự kiếm bộn tiền là các nhà chế biến mua đi bán lại tôm. Tôi nghĩ Ecuador sớm muộn sẽ phải “hãm phanh” khi người nông dân đối mặt với chi phí tăng và các khó khăn chưa biết tới”.

An Vy

(Theo Undercurrentnews)

Nguồn: Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết