Bắc Ninh: Triển vọng nuôi cá lồng trên sông ở Gia Bình

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Để phát huy tiềm năng sẵn có, được sự hỗ trợ ngành chức năng, nhiều hộ nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã mạnh dạn thử nghiệm nuôi giống cá tầm ưa nước lạnh có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng phát triển mới trong nuôi cá lồng tại địa phương.

Nuôi cá lồng trên sông cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hữu Thắng

Để phát huy tiềm năng sẵn có, được sự hỗ trợ ngành chức năng, nhiều hộ nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã mạnh dạn thử nghiệm nuôi giống cá tầm ưa nước lạnh có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng phát triển mới trong nuôi cá lồng tại địa phương.

thuysan247.com

Tiềm năng lớn

Huyện Gia Bình có hơn 20 km sông Đuống chảy qua. Đây là thế mạnh để địa phương phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông. Theo báo cáo của huyện Gia Bình, 9 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện ước đạt hơn 5.500 tấn, đạt 101% so kế hoạch năm 2023.

Toàn huyện Gia Bình hiện có hơn 962 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, với 808 lồng cá được nuôi trên sông Đuống và sông Thái Bình. Theo ước tính, tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 5.500 tấn. Các vùng nuôi trồng thủy sản phát huy tốt, hiệu quả tập trung ở các xã như: Song Giang, Cao Đức, Bình Dương, Xuân Lai… Hiện, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đang khẩn trương thu hoạch cá, đồng thời, chủ động vệ sinh ao chuẩn bị điều kiện cần thiết sẵn sàng vào vụ nuôi mới.

Đã có thâm niên nhiều năm về nuôi các loài cá truyền thống như mè, trắm, chép,… Anh Đào Xuân Chuẩn Đào Xuân Chuẩn, xã Song Giang, huyện Gia Bình nhận thấy với các loài cá này thì chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương – nơi có dòng sông Đuống chảy qua. Tận dụng thế mạnh, nắm bắt thị trường, anh Chuẩn học hỏi, nghiên cứu quy trình, kỹ thuật để thử sức với giống thủy sản mới, ưa nước lạnh, mang lại giá trị kinh tế cao là cá tầm.

Anh Chuẩn cho biết: “Khác với các loại cá ngắn ngày, cá tầm cho thu hoạch sau 2 năm trở lên. Để tăng hiệu quả kinh tế, bên cạnh nuôi 8 lồng cá thương phẩm, anh Chuẩn còn ươm 4 bể cá giống, với sản lượng từ 2.000 – 3.000 con/bể, áp dụng quy trình chăm nuôi nghiêm ngặt xuất bán cho các hộ nuôi cá nước lạnh trong và ngoài tỉnh, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Ông Nguyễn Bá Thái, Chủ tịch UBND xã Song Giang, huyện Gia Bình cho biết: Hiện nay, Song Giang là xã có tỷ lệ nuôi cá lồng nhiều nhất huyện Gia Bình, với hơn 300 lồng cá thương phẩm, sản lượng thu về đạt gần 2.000 tấn mỗi năm. Địa phương đã có nhiều biện pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tầm nói riêng, đảm bảo bền vững, hiệu quả.

Để phát triển hơn nữa

Hiện toàn huyện Gia Bình có gần 400 lồng cá trên sông, tập trung ở các xã như: Song Giang, Cao Đức. Các hộ nuôi đều được cấp phép, hoạt động nuôi thả được sự quan tâm quản lý chặt chẽ bảo đảm sản xuất hiệu quả cũng như an toàn giao thông đường thủy, không vi phạm vào luồng tàu chạy cũng như hệ thống luồng tuyến cứu hộ. Vì nguồn vốn đầu tư nuôi cá lồng trên sông khá lớn, mỗi lồng cá hết khoảng 30 triệu làm khung sắt, sau đó cứ 2 năm lại phải thay lưới một lần hết khoảng 4 triệu đồng.

Huyện Gia Bình có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông. Ảnh: Xuân Thủy

Bên cạnh đó nguồn giống cá hiện nay chủ yếu vẫn do thương lái cung cấp, nhất là giống cá diêu hồng, cá lăng, nên có nhiều rủi ro, bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào chất lượng nước sông, nếu vào các mùa lũ, cá có thể bị các bệnh đường ruột, nấm… Đặc biệt tiền thức ăn cũng đắt, chiếm chủ yếu trong chi phí chăn nuôi, theo tính toán của các hộ chăn nuôi, bình quân mỗi ngày tiền thức ăn cho cá hết khoảng 10 triệu đồng, chính vì vậy cần có nguồn lực lớn, hoặc được hỗ trợ các nguồn tín dụng lãi xuất thấp thì các hộ chăn nuôi mới bớt khó khăn.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Gia Bình: huyện đã quy hoạch các vị trí neo đậu lồng, bè cho phù hợp để không ảnh hưởng đến đê, kè, đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, huyện cũng đã tiến hành giải ngân cho các hộ nuôi thả với trên 5 tỷ đồng theo các Quyết định của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 – 2020. Với sự đầu tư một cách quy mô bài bản và bền vững, ngành nuôi trồng thủy sản huyện Gia Bình đang tiếp tục phát triển, là địa phương cung cấp 1/3 sản lượng cá của toàn tỉnh.

Thời gian tới, huyện Gia Bình tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thủy sản, đặc biệt tạo điều kiện để người dân đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển mô hình lúa cá, mô hình nuôi cá lồng trên sông và phát triển nuôi các giống cá mới được thị trường ưa chuộng. Đồng thời, khuyến khích các hộ nuôi thủy sản áp dụng kỹ thuật nuôi theo hướng bán thâm canh và thâm canh để đạt năng suất cao; triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo kinh tế phải đi đôi với giữ gìn môi trường, qua đó, góp phần giúp địa phương phát triển một cách hiệu quả, bền vững.

>> Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 2.629 lồng cá nuôi trên sông, tăng 220 lồng (tăng 9,1%) so với cùng kỳ năm 2022. Diện tích nuôi trồng thủy sản ao đất là 4.787 ha, tương đương cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 28.881 tấn, đạt 70,5% kế hoạch năm 2023, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: sản lượng nuôi trồng cá trong ao đất ước đạt 23.012 tấn, sản lượng cá lồng ước đạt 4.765 tấn; sản lượng khai thác 849,6 tấn. Các địa phương có nhiều lồng cá tại tỉnh Bắc Ninh gồm huyện Gia Bình, thị  xã Quế Võ, thị xã Thuận Thành, huyện Yên Phong.

Anh Vũ

Nguồn: Theo TẠp Chí Thủy Sản
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết