Tập trung khắc phục hiện tượng thủy sản nuôi bị chết

Adv thuysan247
Từ ngày 1 đến 7-4, trên địa bàn Thanh Hóa liên tục xảy ra hiện tượng cá, tôm, ngao nuôi chết ở các huyện Bá Thước, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn. Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với Chi cục Thú y vùng III, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I phân tích, xét nghiệm mẫu thủy sản chết để xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Từ ngày 1 đến 7-4, trên địa bàn Thanh Hóa liên tục xảy ra hiện tượng cá, tôm, ngao nuôi chết ở các huyện Bá Thước, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn. Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với Chi cục Thú y vùng III, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I phân tích, xét nghiệm mẫu thủy sản chết để xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

thuysan247.com

Cụ thể, ngày 6-4, trên địa bàn xã Quảng Nham (Quảng Xương) xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết với diện tích 62ha/36 hộ nuôi; Tôm thẻ chân trắng chết 15 ao (khoảng 3 ha) với số lượng tôm chết 10 triệu con.


Ngao nuôi khu vực ven sông Yên của người dân phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) bị chết rải rác.

Ngày 5-4, trên địa bàn phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) xảy ra hiện tượng ngao nuôi chết rải rác với tổng diện tích ngao chết 84 ha/77 hộ, trong đó tỷ lệ chết 30% khoảng 5 ha, tỷ lệ ngao chết từ 5%-10% khoảng 79 ha.

Ngày 1-4, tại khu vực Vụng Ngọc (thị xã Nghi Sơn) đã xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng chết ở 55 hộ nuôi với số lượng cá chết 1,1 tấn.

Tại huyện Bá Thước, đến ngày 7-4, số hộ bị thiệt hại là 127 hộ với số lồng là 197 lồng.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuống các địa bàn lấy mẫu nước, mẫu cá gửi Trung tâm quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I; Chi cục Thú y vùng III phân tích, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây cá chết.


Các lược lượng chức năng huyện Bá Thước lấy mẫu nước thải của các cơ sở sản xuất ven sông Mã để tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết.

Đồng thời, phân công cán bộ chuyên môn giám sát chặt chẽ tình hình cá, ngao, tôm chết, thực hiện các giải pháp kịp thời. Thống kê số hộ nuôi bị thiệt hại, tổ chức thu gom cá, ngao, tôm chết, tiêu hủy theo quy định; khuyến cáo các hộ nuôi ngao đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch để giảm thiệt hại; những hộ có ngao chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần tăng cường chăm sóc, san thưa để duy trì mật độ thả thích hợp, vệ sinh bãi ngao hàng ngày; hướng dẫn người nuôi cá theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày như: vệ sinh lồng để lưu thông dòng chảy, dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan, khi môi trường nước có biến động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi, cần di chuyển lồng nuôi đến khu vực môi trường nước tốt hơn.

Nguồn: Theo tepbac.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết