Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm hùm

Adv thuysan247
Nhờ những tác động tích cực của chế phẩm sinh học trong cải thiện chất lượng nước và nâng cao sức khỏe; mô hình sử dụng chế phẩm sinh học cho tôm hùm nuôi lồng đã mang lại hiệu quả rõ nét.

Nhờ những tác động tích cực của chế phẩm sinh học trong cải thiện chất lượng nước và nâng cao sức khỏe; mô hình sử dụng chế phẩm sinh học cho tôm hùm nuôi lồng đã mang lại hiệu quả rõ nét.

thuysan247.com

Khi đưa men vi sinh vào môi trường nước lồng nuôi, các vi khuẩn có lợi sẽ sinh sôi và phát triển nhanh. Hoạt động của các vi khuẩn có lợi sẽ có tác dụng cho các ao nuôi tôm như:

– Phân hủy các chất hữu cơ trong nước (chất hữu cơ là một trong nhiều nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm), phân hủy xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của chất thải ở đáy lồng.

– Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí độc: NH3, H2S, NO2… phát sinh), sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm phát triển tốt.

– Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm (kích thích tôm sản sinh ra kháng thể). Ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn có hại (các loài vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi khuẩn có hại). Trong môi trường nước, nếu vi khuẩn có lợi nhiều sẽ kiềm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi khuẩn có hại. Hạn chế tối đa sự xuất hiện của các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm.

Nuôi tôm hùm tại Phú Yên. Ảnh: VS

– Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn trong men vi sinh có khả năng tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme… để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh và tảo độc.

– Ngoài ra, men vi sinh khi được trộn vào thức ăn có thể nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm, làm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn và phòng, các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm nuôi.

Có hai cách sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm hùm là trộn men vi sinh vào thức ăn và đưa trực tiếp vào nước để vi khuẩn men vi sinh lưu trú trong nước.

Trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn

Khuyến cáo chung thường thấy là trộn chế phẩm sinh học cho ăn trong suốt vụ nuôi cho đến khi thu hoạch, mỗi ngày một lần. Liều dùng là 5 – 10 g/kg thức ăn và áo ngoài bằng chất kết dính. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong suốt vụ nuôi cần được đáp ứng bằng cách quản lý chất lượng nước ao nuôi thích hợp, hệ thống quạt nước đầy đủ, chất lượng thức ăn tốt, lịch cho ăn đúng, kiểm tra vó chính xác và có hệ thống an toàn sinh học hoàn chỉnh nhằm gia tăng hiệu quả của chế phẩm sinh học.

Mỗi ngày cho tôm ăn 1 lần thức ăn + chế phẩm sinh học E.M trùn (E.M trộn với trùn) vào buổi sáng. Lượng cho ăn 1 ngày: 15 – 20% trọng lượng đàn tôm (5 – 7 g/100 con tôm mới thả nuôi). Thành phần thức ăn: cá tạp, giáp xác (tôm, cua): 100%. Trộn đều 25 – 50 ml E.M trùn với 1 kg thức ăn cắt nhỏ, để 15 – 20 phút cho thuốc thấm đều vào thức ăn, sau đó cho tôm ăn. Hàng ngày lặn xuống kiểm tra lồng, tình trạng hoạt động, sức khỏe tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để có hướng xử lý kịp thời. Định kỳ 7 – 10 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, thông thoáng.

Hoàng Yến

Tổng hợp

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết