Phòng trị tôm chết sớm mùa nắng nóng: Cần chú trọng nguồn thức ăn

Adv thuysan247
Thời tiết năm 2021 diễn biến phức tạp, mưa trái mùa kết hợp nền nhiệt cao là điều kiện để các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh trên tôm nuôi phát triển.

Thời tiết năm 2021 diễn biến phức tạp, mưa trái mùa kết hợp nền nhiệt cao là điều kiện để các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh trên tôm nuôi phát triển.

thuysan247.com

Tôm có thể chết sớm trong 30 ngày sau khi thả, tỷ lệ lên tới trên 70% nếu không sớm phòng trị.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, từ nay đến hết tháng 6/2021, thời tiết phổ biến trên toàn khu vực miền Nam sẽ là ban ngày trời nắng (nhiệt độ 23 - 24 độ C, thấp nhất 20 độ C), sáng sớm có một số ngày trời se lạnh; chiều tối xuất hiện mưa to.

Phòng trị tôm chết sớm mùa nắng nóng Cần chú trọng nguồn thức ăn

Thời tiết mưa nắng thất thường làm môi trường nước ao nuôi tôm biến đổi, dễ gây hội chứng tôm chết sớm.

Hội chứng Tôm chết sớm: “Đến hẹn lại lên”

Theo nhiều hộ nuôi tôm, cứ “đến hẹn lại lên”, giai đoạn cuối quý 2 đầu quý 3 hàng năm luôn khiến họ đau đầu. Thời tiết thay đổi làm ao nuôi tôm gặp các vấn đề về nhiều loại bệnh, nguy hiểm nhất là hiện tượng tôm chết sớm. Một người nuôi thâm niên tại Bạc Liêu cho biết: “Mưa mấy chập là thấy tôm bắt đầu biến màu, lờ đờ, bơi tấp mé, có con thì bơi lảo đảo. Hồi đầu mình không có kinh nghiệm xử lý nên nó chết đầy ra không kịp trở tay”.

Hội chứng Tôm chết sớm (gọi tắt là EMS) là một trong những hội chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi (cả tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Tôm chết sớm, nhưng chủ yếu vẫn do tôm mắc bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Việc xuất hiện đột ngột những cơn mưa đầu mùa làm các vật chất hữu cơ trên bờ trôi xuống ao nuôi, rửa trôi phèn. Hệ sinh thái môi trường ao nuôi bị phá vỡ, sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể tôm nuôi cũng suy giảm… Nhiệt độ và độ mặn ao nuôi tôm tăng cao, mật độ tảo dày đặc sản sinh ra vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh, tạo độc tố tác động lên gan tụy tôm nuôi.

Chú trọng nguồn tôm giống sạch để hạn chế nhiễm bệnh.

Chú trọng nguồn tôm giống sạch để hạn chế nhiễm bệnh.

Thức ăn chức năng: giải pháp từ bên trong

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, người nuôi cần có các bước chuẩn bị như vệ sinh ao nuôi, có sự cách ly cần thiết với các ao nuôi đã nhiễm bệnh lân cận để trách phát tán bệnh trên diện rộng. Hội chứng tôm chết sớm thường xảy ra trong tháng đầu thả nuôi, do đó người nuôi phải thường xuyên kiểm tra tôm và xử lý ngay nếu tôm có dấu hiệu gan tụy sưng nhũn, nhạt màu, xuất hiện các đốm đen trên vỏ.

Người nuôi có thể chủ động quản lý chặt chẽ chất lượng nước, thường xuyên kiểm tra hàm lượng vi khuẩn trong ao; đảm bảo chất lượng tôm giống; vệ sinh sạch sẽ các vật dụng dùng trong trại nuôi tôm; sử dụng men vi sinh ngăn ngừa mầm bệnh hoặc vi khuẩn sinh sôi; tránh phá hủy gan - tụy của tôm do lạm dụng thuốc.

Các chuyên gia cho biết giải pháp hàng đầu giúp phòng trị hội chứng tôm chết sớm là tác động từ bên trong với nguồn thức ăn hữu cơ sạch hoặc sử dụng thức ăn chức năng cho tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Tiêu biểu như thức ăn chức năng Super Shield của Grobest Việt Nam có thể sử dụng ngay từ giai đoạn thả giống để tăng khả năng miễn dịch.

Không giống như các loại thuốc trị bệnh có nguy cơ phá hủy gan - tụy của tôm hay tồn dư nguy hiểm, thức ăn chức năng Super Shield không phải thuốc, có thể sử dụng lâu dài giúp tăng miễn nhiễm và bảo vệ đường ruột và khả năng kháng lại bệnh của tôm.

Thức ăn chức năng Super Shield còn chứa các vitamin và amino axit giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng nhu cầu về enzym và các yếu tố vi lượng, thúc đẩy sự tăng trưởng khỏe mạnh của tôm.

Bà con nông dân có thể sử dụng Super Shield trước khi có sự thay đổi môi trường hoặc trước mùa bệnh. Trong thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường như hiện nay, việc sử dụng thức ăn chức năng là điều cần thiết để phòng bệnh cho ao tôm nuôi.

Nguồn: Theo Nông Nghiệp Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết