Nguồn thức ăn sống cho tôm sú từ tảo lục sợi và ốc

Adv thuysan247
Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi và ốc cho thấy sự cải thiện đáng kể về tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo và lợi nhuận. Kỹ thuật này cũng khả thi khi áp dụng trong nuôi tôm bằng ao đất.

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi và ốc cho thấy sự cải thiện đáng kể về tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo và lợi nhuận. Kỹ thuật này cũng khả thi khi áp dụng trong nuôi tôm bằng ao đất.

thuysan247.com

Tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) là những sinh vật đáy không có giá trị kinh tế như các sản phẩm thủy sản, nhưng lại là những nguồn nguyên liệu phụ gia thức ăn tiềm năng cho các loài tôm nuôi. Nghiên cứu dưới đây đã sử dụng tảo lục sợi và ốc làm thức ăn ở giai đoạn đầu nuôi thâm canh nhằm thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo và lợi nhuận trong nuôi tôm sú như một giải pháp dinh dưỡng đơn giản và tiết kiệm.

Xây dựng nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện tại một hệ thống thí nghiệm ngoài trời thuộc Viện Nghiên cứu nuôi tôm (SCORL), Viện Công nghệ Ladkrabang (KMITL), Bangkok, Thái Lan. Tổng số 20.000 ấu trùng tôm sú (PL12) được mua từ một trại ương tôm công nghiệp tại tỉnh Chon Buri, Thái Lan. Sau khi vận chuyển đến KMITL, ấu trùng tôm được thuần hóa cho quen nhiệt độ nước ao ngoài trời 30 phút trước khi thả nuôi.

Tảo lục sợi và ốc được thu gom từ những ao nước lợ hoang hóa tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan trong khoảng thời gian 3 – 4 giờ. Sau khi vận chuyển đến KMITL, tảo và ốc được rửa bằng nước ngọt để loại bỏ và tiêu diệt tạp chất.

Tiến hành thử nghiệm trong 6 ao xi măng (9x9x2 m), xếp thành 2 dãy và 3 hàng. Chiều sâu của nước xấp xỉ 1,2 m ở mỗi ao, cung cấp ôxy trong 24 giờ qua các ống đục lỗ và máy thổi công nghiệp. Thử nghiệm tại các ao được đối chứng và thử nghiệm được lặp lại 3 lần.

Tổng số 2.700 tôm post được thả vào mỗi ao với mật độ ban đầu 33 tôm/m² (xấp xỉ 28 tôm/m³ nước). Tảo và ốc có trọng lượng trung bình ban đầu lần lượt 6,81 kg và 1,96 kg được thả vào các ao thử nghiệm. Các sinh vật đáy khác được loại bỏ bằng tay, xiphong, hoặc máy lọc. Toàn bộ tôm đều được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp 3 lần/ngày và điều chỉnh khẩu phần ăn bằng khay ăn.

Kết quả và thảo luận

Hình 1

Trọng lượng cá thể tôm trong ao thử nghiệm ở tuần 4 cao hơn đáng kể (trung bình 1,12 – 1,44 g/con) so ao đối chứng (trung bình 0,70 – 0,80 g/con) (Hình 1). Tương tự, tốc độ tăng trưởng riêng trung bình tháng của nhóm tôm trong ao thử nghiệm từ tuần 0 đến tuần 4 cũng cao hơn đáng kể (23,4%/ngày) so nhóm đối chứng (21,4%/ngày) (Hình 2). Sau 4 tuần nuôi, tôm trong 2 nhóm tiếp tục bộc lộ sự khác nhau đáng kể về trọng lượng nhưng không còn khác biệt về tốc độ tăng trưởng riêng.

Hình 2

Trọng lượng cuối trung bình của tôm và tốc độ tăng trưởng riêng trong tuần 15 ở các ao thử nghiệm lần lượt là 113,4% và 103,7% của các giá trị đạt được trong ao đối chứng. Hệ số phân đàn của tôm trong các ao thử nghiệm lớn hơn, số lượng tôm đạt cỡ lớn cũng cao hơn (Hình 3). Số lượng tôm thu hoạch được và tỷ lệ sống đều đạt 117,5% giá trị ghi nhận trong ao đối chứng, trong khi tổng sản lượng trung bình tôm là 133,1% giá trị của các ao đối chứng – một sự khác biệt tương đối lớn.

Hình 3

Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi gồm năng suất cao hơn cùng với tăng trưởng cao hơn ở giai đoạn nuôi tăng trưởng đầu tiên. Các kết quả này đã chứng tỏ trọng lượng cá thể tôm và tốc độ tăng trưởng riêng theo tháng cao hơn đáng kể ở nhóm thử nghiệm so nhóm đối chứng suốt 4 tuần nuôi thử nghiệm đầu tiên (Hình 1 – 2). Hơn nữa, sự đóng góp protein của tảo và ốc đều cao hơn trong 4 tuần đầu tiên so với các tuần sau đó. Những kết quả này cho thấy, tảo và ốc thúc đẩy hiệu quả tăng trưởng của tôm với vai trò là nguồn thức ăn sống suốt 4 tuần đầu tiên ở giai đoạn đầu của pha tăng trưởng, dẫn đến năng suất cuối vụ cao hơn.

Các kết quả trên đã chỉ ra tỷ lệ biến đổi thức ăn nhân tạo (aFCR) thấp hơn đáng kể (89%) trong nhóm ăn bổ sung so nhóm chỉ ăn thức ăn nhân tạo. Mặc dù, aFCR đạt được cao hơn không đáng kể (hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn) so với các giá trị ghi nhận trong các báo cáo trước đây, thì rõ ràng rằng các sinh vật đáy gồm tảo và ốc nói trên đã được tận dụng hiệu quả để nuôi tôm.

Nghiên cứu tại KMITL chỉ đánh giá năng suất, hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận nuôi tôm sú khi dùng tảo lục sợi Chaetomorpha sp. và ốc Stenothyra sp. làm thức ăn sống. Các lợi ích gia tăng nói trên cần được nghiên cứu chi tiết hơn trong các thử nghiệm khác.

Triển vọng

Trong nghiên cứu của KMITL, sản lượng tôm sú đạt xấp xỉ 44 kg từ trọng lượng ban đầu 5,4 g/con tôm PLs khi được cho ăn bằng tảo lục sợi (trọng lượng đầu 6,81 kg hoặc 8,37% tổng lượng thức ăn tiêu thụ; ước tính trọng lượng protein 0,35 kg) và ốc Stenothyra sp. (trọng lượng ban đầu 1,96 kg, hay 2,43% tổng lượng thức ăn tiêu thụ, trọng lượng protein ước tính 0,16 kg). Sản lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận của nhóm tôm được ăn sinh vật đáy lần lượt 133, 113 và 146% của các giá trị ghi nhận trong nhóm chỉ ăn thức ăn nhân tạo.

Sử dụng tảo lục sợi và ốc làm thức ăn sống trong pha nuôi đầu tiên trong hệ thống thâm canh giúp cải thiện hiệu suất tăng trưởng ban đầu của tôm sú và thúc đẩy năng suất, hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận.

Mi Lan

Nguồn: Theo GAA
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết