Nâng cao giá trị con rươi, con cáy nhờ HTX

Adv thuysan247
Hiện nay, mỗi năm con rươi, con cáy đem lại thu nhập cho người dân xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) khoảng 13,3 tỷ đồng.

So chất lượng thì con rươi ở Vĩnh Lập không thua kém so với rươi Tứ KỳSo chất lượng thì con rươi ở Vĩnh Lập không thua kém so với rươi Tứ Kỳ

Hiện nay, mỗi năm con rươi, con cáy đem lại thu nhập cho người dân xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) khoảng 13,3 tỷ đồng.

thuysan247.com

Từ bao đời nay, con rươi, con cáy đã gắn bó với người dân xã Vĩnh Lập (Thanh Hà) nhưng do chưa tạo lập được thương hiệu nên giá trị mang lại còn thấp. Từ khi HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy Vĩnh Lập ra đời, sản phẩm đã được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến, từ đó góp phần nâng cao giá trị cho con đặc sản nơi đây.

Giá trị cao hơn hẳn

Năm 2013, nhận thấy giá trị từ con rươi, con cáy mạng lại, chị  Lê Thị Yến ở thôn Tú Y đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua 2,3ha đất ruộng ở khu vực ngoài đê để khai thác rươi, cáy. Do đất bị ô nhiễm bởi các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học nên vợ chồng chị Yến phải bỏ ra rất nhiều công sức để cải tạo đất. 3 năm sau, bãi rươi của chị Yến mới cho thu hoạch. Khi HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy xã Vĩnh Lập được thành lập giữa năm 2019, chị Yến là một trong những thành viên đầu tiên của HTX.

“Trước đây, sau khi thu hoạch con rươi, con cáy xong, chúng tôi thường bán tươi cho thương lái. Từ khi vào HTX, con rươi, con cáy ngoài bán cho thương lái, chúng tôi còn dùng để chế biến thành mắm rươi, mắm cáy mang thương hiệu HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy Vĩnh Lập", chị Yến nói.

Mỗi năm, gia đình chị thu từ 1,5 - 2 tấn rươi, khoảng 1 tấn cáy, một nửa bán ngay cho thương lái, số còn lại làm mắm. Giá mắm rươi trung bình khoảng 900.000 đồng/lít, mắm cáy từ 100.000 - 120.000 đồn/lít, giá trị thu được vì thế cao hơn 10% so với bán tươi cho thương lái. Chị Yến thu lãi khoảng 700 triệu đồng từ con rươi, hơn 100 triệu đồng từ con cáy và 1 vụ lúa sản xuất theo mô hình hữu cơ.

Ông Nguyễn Hữu Khải, một thành viên HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy Vĩnh Lập cho biết từ xưa đến nay, sản phẩm rươi, cáy của xã chủ yếu mạnh ai nấy làm nên chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Từ khi tham gia HTX, giá trị con rươi, con cáy đã được nâng lên, thu nhập của người nông dân ổn định. "Gia đình tôi có hơn 2 ha đang khai thác rươi, cáy. Mỗi vụ rươi, tôi thu từ 1,5 – 2 tấn, trừ chi phí tôi thu lãi hơn 600 triệu đồng”, ông Khải nói.

Xây dựng thương hiệu

Dù mới được thành lập từ giữa năm 2019 và mới có 7 thành viên tham gia nhưng hiện nay, một số sản phẩm mang thương hiệu HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy Vĩnh Lập đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lâm Đồng. Đặc sản mắm cáy trong, mắm cáy đục, mắm rươi… sau khi được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng tốt và giá thành phù hợp.

 

Mắm rươi, cáy được bày bán ở nhiều nơi và được người tiêu dùng hưởng ứng

 

“Ngoài bán rươi, cáy tươi cho các thương lái, HTX tập trung phát triển các sản phẩm mắm đặc sản. Từ đầu vụ đến nay, do sản lượng còn ít nên HTX mới sản xuất được hơn 1 tạ mắm rươi, mắm cáy. Sản phẩm làm ra không đủ để bán ra thị trường. Nước rươi tháng 10 này, HTX sẽ tăng sản lượng mắm rươi, mắm cáy để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Đào Văn Mạnh, cán bộ Kiểm soát HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy Vĩnh Lập cho biết.

HTX Bảo tồn và Khai thác rươi cáy Vĩnh Lập đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho đặc sản mắm rươi, mắm cáy của xã. Sau khi hoàn thiện các thủ tục, HTX sẽ sản xuất sản phẩm mới là rươi sấy khô. Đây là sản phẩm được kỳ vọng sẽ đưa tên tuổi đặc sản rươi, cáy vĩnh Lập để nhiều người tiêu dùng biết đến.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lập cho biết về giá trị dinh dưỡng, con rươi, con cáy của xã không thua kém so với các vùng khác. "Chúng tôi kỳ vọng địa phương sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn về ẩm thực trong tour du lịch miệt vườn sông Hương. Sản phẩm rươi, cáy của xã không chỉ để được nhiều người biết tới mà còn giúp địa phương phát huy tiềm năng du lịch", ông Khoa cho biết.

Con rươi, con cáy ở xã Vĩnh Lập đã có từ lâu đời nhưng do chưa được đầu tư bài bản nên sản lượng còn thấp và giá trị chưa cao. Năm 2012, xã quy hoạch một vùng sản xuất rươi, cáy với diện tích gần 50 ha ở ngoài đê sông Văn Úc với hơn 70 hộ tham gia. Đến nay, mỗi năm, con rươi, cáy đem lại thu nhập cho người dân trong xã khoảng 13,3 tỷ đồng.

Nguồn: Theo Báo Hải Dương
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết