Mỹ: Thủy sản tươi bán lẻ tăng nổi bật trong tháng 4/2021

Adv thuysan247
Dữ liệu mới cho thấy, doanh số bán thủy sản tươi tại các siêu thị Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 4/2021, trong khi doanh số bán hàng đông lạnh và các sản phẩm chế biến, bảo quản giảm so với năm ngoái.

Dữ liệu mới cho thấy, doanh số bán thủy sản tươi tại các siêu thị Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 4/2021, trong khi doanh số bán hàng đông lạnh và các sản phẩm chế biến, bảo quản giảm so với năm ngoái.

thuysan247.com

Mỹ Thủy tươi bán lẻ tăng nổi bật trong tháng 42021

Mỹ: Thủy tươi bán lẻ tăng nổi bật trong tháng 4/2021

Doanh số bán thủy sản tươi tăng 11,5% so với tháng 4/2020, đạt 552 triệu USD (454 triệu EUR), mặc dù thực tế là phần lớn doanh số bán thủy sản liên quan đến Mùa Chay và Lễ Phục sinh, năm nay sớm hơn một tháng vào tháng 3 do Lễ Phục sinh diễn ra vào ngày 4/4.

So với tháng 4/2019, doanh số bán thủy sản tươi tháng 4 năm nay tăng vọt 26,5%, cho thấy mức tăng mạnh ngay cả khi so sánh với số liệu thống kê trước đại dịch.

Tuần đầu tiên của tháng 4 - tuần lễ Phục sinh - doanh thu cho thủy sản tươi cao nhất: 159 triệu USD (131 triệu EUR). Tuần đó, doanh số bán hàng tăng 39,8% so với một năm trước và 45,4% trước năm 2019. Doanh số tăng chủ yếu ở phân khúc thủy sản có vỏ và cá, với mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi loại. Mức tăng về khối lượng thấp hơn một chút so với mức tăng giá trị - cho thấy tình trạng lạm phát, đặc biệt là đối với cá.

Trong khi đó, doanh số bán thủy sản đông lạnh giảm 11,2% xuống 545 triệu USD (448 triệu EUR), trong khi doanh số bán thủy sản chế biến giảm mạnh 25% xuống 186 triệu USD (153 triệu EUR), so với tháng 4/2020.

Sự tăng trưởng của thủy sản tươi sống so với thủy sản đông lạnh trái ngược hẳn với cùng kỳ năm ngoái, khi nhiều siêu thị buộc phải đóng cửa hoàn toàn các quầy hàng tươi sống do đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu tiêu dùng thay đổi.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng thủy sản đông lạnh vào tháng 4/2021 đã tăng 31% so với tháng 4/2019, “rất phù hợp với xu hướng nhu cầu trong 6 tháng qua”. Dự báo cả thủy sản tươi và đông lạnh sẽ tiếp tục có doanh số cao trong vài tháng tới so với mức bình thường trước đại dịch.

Sản phẩm thủy sản bảo quản vốn đã có doanh số bán hàng tăng vọt ngay từ sớm, khi đại dịch xảy ra khi người mua sắm tích trữ. Vào năm 2020, doanh số bán hàng tăng vọt 10% vào tháng 3 khi người tiêu dùng tìm kiếm các mặt hàng phù hợp dự trữ trong Covid.

Cơ hội lớn cho các sản phẩm thủy sản chế biến là chuyển từ một giải pháp dự phòng sang một bữa ăn nhanh hàng ngày, vì nhiều người vẫn đang làm việc ở nhà và muốn có một bữa ăn nhanh chóng và tiện lợi.

Theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng vào tháng 4/2021 do 210 Analytics thực hiện, 56% người tiêu dùng nói rằng họ cảm thấy nhàm chán với các giải pháp đang sử dụng. Sự gia tăng mua sắm tại cửa hàng của người tiêu dùng có thể mang lại lợi ích cho việc bán thủy sản tươi.

Việc tìm cách giới thiệu mặt hàng mới trong môi trường trực tuyến tiếp tục quan trọng vì người mua sắm trực tuyến trung thành hơn với các giao dịch mua trước đây.

Dù thủy sản tươi có doanh số thương mại điện tử gia tăng đáng kể, nhưng vẫn tiếp tục xếp  sau thủy sản đông lạnh và chế biến, bảo quản trong giao dịch trực tuyến.

Nguồn: Theo seafoodsource
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết