Vừa qua mình thấy những người làm chuyên môn thú y bán thuốc cho người chăn nuôi mà phối hợp rất nhiều loại thuốc kháng sinh (nhiều gói) nhưng cuối cùng là đối kháng giữa các nhóm kháng sinh nên hiệu quả điều trị lại không như mong muốn, dẫn tới tăng chi phí trong chăn nuôi.
Tôi đã tổng hợp và viết ra một sơ đồ về nguyên tắc phối hợp kháng sinh mọi người hãy nghiên cứu nhé! Dễ lắm in ra và khi cần bỏ ra tra còn ai học thuộc được thì tốt quá
Sự phối hợp kháng sinh phải nhằm đạt 3 mục đích:
Mở rộng phổ kháng khuẩn.
Loại trừ nguy cơ xuất hiện chủng đề kháng.
Đạt được tác dụng diệt khuẩn nhanh và mạnh.
Phối hợp kháng sinh làm số kháng sinh cần sử dụng nhiều hơn đưa đến giá cả điều trị tăng cao và nhất là tỷ lệ bị tác dụng phụ do thuốc nhiều hơn nên cần thận trọng và cân nhắc tối đa. Nên khu trú một số trường hợp cần phối hợp kháng sinh, có thể kể như sau:
Khi bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như bị áp-xe não, viêm màng não có khi phải phối hợp 3 loại kháng sinh.
Sốc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn nặng trong khi chờ kết quả xét nghiệm cấy vi khuẩn, kháng sinh đồ (thường phối hợp beta-lactam + aminosid).
Nhiễm khuẩn giảm bạch cầu hoặc bị suy giảm miễn dịch (có khi phải phối hợp tobramycin + ticarcillin).
Viêm nội tâm mạc.
Lao, brucellose.
Nhiễm loại vi khuẩn đặc biệt: pseudomonas aeruginosa, enterobacter, serratia, citrobacter, listeria, enterococcus do các loại vi khuẩn này rất dễ đột biến tạo chủng đề kháng nên cần phối hợp nhiều kháng sinh vì nếu dùng một loại kháng sinh rất dễ bị đề kháng.
Nguyên tắc phối hợp kháng sinh:
Hai kháng sinh phối hợp nên cùng nhóm tác dụng, hoặc cùng có tác dụng kìm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn. Phối hợp hai kháng sinh cùng nhóm tác dụng (cùng kìm khuẩn hoặc cùng diệt khuẩn) tạo ra sức mạnh tổng hợp (synergism), trái lại phối hợp kháng sinh thuộc 2 nhóm tác dụng khác nhau (kìm khuẩn với diệt khuẩn và ngược lại) sẽ tạo ra sự đối kháng (antagonism).
Không phối hợp kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn vì sẽ đưa đến hiệu ứng đối kháng. Lấy ví dụ, kháng sinh nhóm beta-lactam (trong đó có cefalexin và amoxicillin) có tác dụng diệt khuẩn do ngăn chặn sự tổng hợp lớp vỏ bao bọc của vi khuẩn, vi khuẩn không có vỏ bọc cơ thể nó sẽ vỡ tung xem như bị tiêu diệt, và tác dụng diệt khuẩn này chỉ phát huy khi vi khuẩn còn có sự phát triển tốt, tổng hợp được lớp vỏ. Nếu phối hợp kháng sinh beta-lactam với một kháng sinh có tác dụng hãm khuẩn như: tetracyclin, cloramphenicol… xem như beta-lactam bị đối kháng không còn tác dụng. Bởi vì kháng sinh hãm khuẩn thường tác động đến ribosom (một bộ phận trong cơ thể vi khuẩn giúp nó tổng hợp protein để phát triển, tăng trưởng) làm ribosom không hoạt động tức là làm cho vi khuẩn không còn phát triển, tuy không chết nhưng ngưng phát triển, không tiếp tục tổng hợp lớp vỏ bọc là đích tác dụng mà beta-lactam tác động vào.
Hai kháng sinh phối hợp không thuộc cùng một cơ chế tác dụng hoặc không gây độc trên cùng một cơ quan. Ví dụ như không nên phối hợp hai beta-lactam vì cùng tác động trên vỏ của tế bào vi khuẩn hoặc không phối hợp hai kháng sinh cùng nhóm aminosid vì nhóm aminosid gây độc đối với tai và thận, nếu phối hợp hai kháng sinh cùng nhóm aminosid sẽ làm điếc và suy thận trầm trọng trong khi hiệu quả trị bệnh lại không tăng.
Hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng của vi trùng. Ví dụ như không phối hợp cefoxitin với penicillin vì cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với penicillin bằng cách tiết ra enzym phân hủy kháng sinh phối hợp với nó.
Trường hợp đặc biệt:
Kháng sinh nhóm aminosid (như streptomycin, gentamycin, kanamycin…) tuy tác động vào ribosom nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn (chứ không có tác dụng kìm khuẩn như tetracyclin). Vì vậy, có thể phối hợp thuốc nhóm beta-lactam với nhóm aminosid. Kháng sinh cotrim (còn gọi là cotrimoxazol, biệt dược thông dụng là bactrim) thực sự là thuốc phối hợp hai kháng sinh: sulfamethoxazol (là một sulfamid) với một kháng sinh khác là trimethoprim. Sulfamethoxazol và trimethoprin là hai kháng sinh thuộc nhóm kìm khuẩn nhưng khi phối hợp trong Cotrim thì lại đạt được tác dụng hiệp đồng (synergism) là diệt khuẩn. Erythromycin được xem là kháng sinh kìm khuẩn vì tác động trên ribosom của vi khuẩn nhưng nếu khi dùng, đạt được nồng độ thuốc trong máu cao sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, có khi erythromycin được phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn. Nếu không rõ điều vừa kể, ta sẽ thắc mắc đối với chỉ định phối hợp erythromycin với cotrim (cotrim như đã trình bày, phối hợp sẵn hai kháng sinh đạt được tác dụng diệt khuẩn, trong nhiều trường hợp chỉ dùng một mình cotrim đủ để trị bệnh nhiễm khuẩn). Tuy nhiên, có một số nhà điều trị vẫn phối hợp nó với kháng sinh khác, thậm chí thắc mắc với thuốc đã phối hợp sẵn do Việt Nam sản xuất có tên erybactrim, sulferycin.
Đối với thắc mắc về sự phối hợp cephalexin (hoặc amoxicillin) với cotrim, sự phối hợp này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phối hợp hai kháng sinh cùng loại diệt khuẩn (chỉ có vấn đề cần xem xét là sự phối hợp này có thật sự cần thiết hay không). Còn vấn đề phối hợp penicillin và streptomycin, tuy không trái với nguyên tắc phối hợp kháng sinh nhưng được khuyến cáo không nên dùng bởi vì streptomycin hiện nay là loại kháng sinh được khuyên dùng rất hạn chế (chỉ dùng làm thuốc kháng lao), thay vì phối hợp ta đã có nhiều kháng sinh mới dùng đơn độc đạt hiệu quả hơn so với sự phối hợp này.
Những điều trình bày ở trên cho thấy lý do vì sao có khuyến cáo chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc điều trị. Bởi vì có nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh chỉ có người có thầy thuốc am tường, trong đó có vấn đề phối hợp kháng sinh.
Một số nhóm kháng sinh quan trọng
Các penicillin
Là nhóm kháng sinh đầu tiên được phát hiện ra. Ban đầu penicillin được chiết xuất từ nấm penicillium notatum. Bây giờ penicillin được tổng hợp nhiều từ một số loại hóa chất khác. Các dòng penicillin gồm có :
Penicillin G và penicillin V: là 2 loại được tổng hợp lần đầu tiên.
Aminopenicillin: là penicillin bán tổng hợp gồm có ampicillin, amoxillin…
Các penicillin kháng enzyme penicillinase: như oxacillin, methicillin, chloxacillin…
Penicilin chuyên dùng để điều trị vi khuẩn nhóm pseudomonas: như piperacillin, cacbercillin, ticarcillin.
Các penicillin kết hợp chất ức chế enzyme βlactamase: Augmentine, amoxiklav…
Các cephalosporin
Gồm 4 thế hệ I, II, III, IV. Thế hệ I, II chủ yếu để điều trị các vi khuẩn Gram(+); thế hệ III, IV chủ yếu để điều trị vi khuẩn Gram(-).
Nhóm tetracycline
Tetracyclin, oxytetracycline, chlorotetracycline, doxycyclin… có hoạt phổ rộng (các vi khuẩn Gram (+) và Gram(-), Rickettsia, Xoắn khuẩn,..). Chỉ định điều trị bằng cách kết hợp với các kháng sinh khác để điều trị các bệnh: Brucella, tả, sốt định kỳ, lậu cầu, giang mai, viêm đường tiêu hoá, sốt rét,…
Nhóm macrolide
Erythromycin, spiramycin, azthromycin, rovamycin, tylosin… Là kháng sinh có hoạt phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng mạnh hơn trên gram âm, nhóm này hầu hết được thải trừ qua thận. Độc tính trên thận( gây hoại tử ống thận cấp) và thính giác (gây ù tai, điếc) nếu dùng kéo dài. Các thuốc của nhóm như: gentamycin, novomycin……các thuốc này hầu hết không hấp thu qua đường tiêu hóa, nếu dùng điều trị nhiễm khuẩn toàn thân thì phải dùng dạng tiêm
Có từ nguồn gốc vi sinh, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu trên vi khuẩn Gram(-), theo nguồn gốc vi sinh có thể chia ra:
Thuốc chiết xuất từ nấm Streptomyces: Streptomicin, Dihydrostreptomycin, Kanamycin, Neomycin, Paromomycin,…
Thuốc chiết xuất từ Microspora: Gentamicin, Sisimicin,…
Sau này, khi thay đổi cấu trúc của các hợp chất tự nhiên nói trên, người ta thu được các thuốc bán tổng hợp như: Amikacin, Netilmicin, Dibekacin,…
Các Chloramphenicol (Phenicol)
Nhóm này bao gồm 02 kháng sinh:
Chloramphenicol: thường được gọi là Chlorocid, được phân lập từ nấm Streptomyces Venezaclae, nay sản xuất bằng phương pháp tổng hợp toàn phần. Có tác dụng điều trị bệnh thương hàn và sốt phát ban do Rickettsia (là tác nhân truyền bệnh rận, chấy)
Thiamphenicol: là dẫn chất của Chloramphenicol, khi thay thế gốc Nitro bằng gốc Metylsulfon, dung nạp tốt hơn Chloramphenicol….
Nguồn: Theo buixuantruc.blogspot.com Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.
Trong 18 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW (ngày 20-1-2003) của Bộ Chính trị và Kết luận 28-KL/TW (ngày 14-8-2012) của Bộ Chính trị, vùng ÐBSCL đã đạt kết quả tích cực trên cả kinh tế - xã hội, từng bước đổi mới tư duy phát triển. […]
Việc thay thế bột cá (FM) bằng các protein thực vật (PP) như đậu tương, bột hướng dương, bột đậu nành… đang là xu thế trong những năm trở lại đây. Ngũ cốc chưng cất khô (DDGS) thu được từ dược phẩm và công nghiệp lên men được đánh giá cao khi xem xét thay thế FM và các PP khác trong chế độ ăn của tôm. […]
Dù thương mại thủy sản toàn cầu đang bị tác động từ nhiều phía, tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực. Giá trung bình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường tăng, trong đó, giá cá tra sang các thị trường tăng 40 – 70%. [...]
Dịch bệnh đang dần được kiểm soát giúp nhu cầu nhập khẩu thủy sản tại EU dần tăng trở lại. Với dự báo nhu cầu vào khoảng 50 tỷ USD/năm, cộng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực, thủy sản Việt Nam có nhiều dư địa để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. [...]
Xuất khẩu nghêu (ngao) Việt Nam sang thị trường EU đang tăng mạnh khi nhu cầu tăng và Việt Nam sản xuất ổn định về nhóm hàng này. EU cũng đang là thị trường xuất khẩu nghêu lớn nhất của Việt Nam. [...]
Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Công ty TNHH SAN DO tự hào là đơn vị hàng đầu về nghiên cứu, sản xuất thuốc thuỷ sản & chất xử lý môi trường tại Việt Nam. [...]
Vietnam’s pangasius exports to China continued to record year-on-year strong growth of 43 percent to 145 million USD in the first four months of 2018. [...]
A farmers who is poor or poverty threshold will receive support of up to 90% for agricultural insurance fees from the Government. Agricultural insurance aims to protect farmers against any loss of crops and livestock. [...]
Taking advantages of 254 km – coastline, 87 river mouths and 100,000 ha of mangrove forests, the southernmost province of Cà Mau is aiming to develop crab farming to make the crustacean its second-biggest aquatic export after brackish shrimp. [...]
Bình luận bài viết