Các hãng nhập khẩu kêu gọi châu Á loại trừ rủi ro dịch bệnh tại các trại tôm

Adv thuysan247
Hơn 25 công ty nhập khẩu thủy sản và hãng bán lẻ hàng đầu thế giới cùng Tổ chức Nghề cá bền vững (SFP) đang kêu gọi chính phủ các nước sản xuất tôm chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam tăng cường hành động tức thời để xử lý các đợt bùng phát liên tục và sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh mới tại các trại nuôi tôm.

Ảnh minh họa

Hơn 25 công ty nhập khẩu thủy sản và hãng bán lẻ hàng đầu thế giới cùng Tổ chức Nghề cá bền vững (SFP) đang kêu gọi chính phủ các nước sản xuất tôm chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam tăng cường hành động tức thời để xử lý các đợt bùng phát liên tục và sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh mới tại các trại nuôi tôm.

thuysan247.com

Những công ty và tổ chức thương mại tham gia chiến dịch kêu gọi lần này gồm Aqua Star, Beaver Street Fisheries, Thai Union Group's Chicken of the Sea Frozen Foods, Fortune International, High Liner Foods, Hilton Seafood UK, IDH the Sustainable Trade Initiative, Labeyrie Fine Foods, Lyons Seafoods, Marks and Spencer, J. Sainsbury, Seafresh Group, SFP, Sunnyvale Seafood, Tesco, The Co-operative Group, The Fishin' Company, Waitrose & Partners, và UK Seafood Industry Alliance. 

Rủi ro dịch bệnh tại các trại nuôi tôm ngày càng gia tăng do đại dịch Covid-19 là nội dung được nhấn mạnh trong bức thư của nhóm gửi tới các chính phủ tại các nước nuôi tôm. Vận chuyển bị gián đoạn cũng khiến nguồn cung sản phẩm tôm giống bố mẹ chất lượng tốt bị hạn chế trên toàn cầu. Khi tiêu thụ tôm trên thế giới dâng cao, nhu cầu thu mua tôm giống bùng nổ cũng khiến các đợt kiểm dịch và giám sát chất lượng bị quá tải và trở nên lỏng lẻo hơn. Dù những dịch bệnh xảy ra với trại nuôi tôm không gây nguy hiểm trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng những tổn thất do dịch bệnh đã đẩy hàng triệu nông dân rơi vào cảnh tay trắng đến sạt nghiệp.

Ông Anton Immink, Giám đốc phụ trách Nuôi trồng thủy sản tại SFP cho biết, các chính phủ cần phải hành động ngay để ngăn chặn các đợt bùng phát dịch bệnh tại trại nuôi tôm. Dịch bệnh đã phá vỡ chuỗi cung ứng, đe dọa sự bền vững của ngành thủy sản, đẩy người lao động vào cảnh thất nghiệp, đồng thời khiến ngành nuôi trồng thủy sản thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.

Toàn chuỗi cung ứng sụp đổ nghiêm trọng, tổn thất kinh tế nặng nề do dịch bệnh là hiện tượng diễn ra nhanh và tràn lan khắp châu Á vào năm 2012 và 2013. Các công ty nhập khẩu tôm trong chiến dịch kêu gọi lần này cũng khẩn thiết yêu cầu các chính phủ tại những quốc gia nuôi tôm phải đi đầu trong mọi hành động chống dịch bệnh. Tất cả các quốc gia nuôi tôm cũng đã cam kết tuân thủ Hướng dẫn quốc tế về khâu kiểm soát thiết yếu do FAO và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) phát hành.

Hành động ngay hôm nay sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tái diễn của hàng loạt tác động tiêu cực tới nền kinh tế do dịch bệnh trên gây ra. Sau cùng, xây dựng một ngành tôm vững mạnh bất chấp các điều kiện khắc nghiệt hay thời cuộc hỗn loạn. Đầu tư chi phí vào hệ thống giám sát sức khỏe, quản lý thực hành tốt nhất cho trại nuôi và trại giống, phân tích bệnh dịch, và kế hoạch ứng phó khẩn cấp để giảm thiểu hàng chục tỷ USD chi phí xử lý dịch bệnh hàng năm.

Sản lượng tôm toàn cầu đạt hơn 5 triệu tấn. Tôm là thủy sản được ưa chuộng tại Mỹ và luôn nằm trong top 5 mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất vào thị trường châu Âu. FAO và WorldFish ước tính 5 triệu lao động đang làm việc trực tiếp cho các trại nuôi tôm và 5 triệu người hoạt động trong chuỗi cung ứng liên quan.

Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết