Với EVFTA, kim ngạch cá tra sang châu Âu dự tăng gấp đôi lên 500 triệu USD

Adv thuysan247
Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Thành viên HĐQT kiêm CEO Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP), thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông lạnh sang EU hiện nay là 5.5%. Sau khi EVFTA được thực hiện, mức thuế này sẽ giảm dần và về mức 0% trong 3 năm. Thị trường EU hiện nay là thị trường có giá trị khoảng 250 triệu USD cho ngành xuất khẩu cá tra. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo cơ hội lớn cho cá tra trong việc cạnh tranh với các loài cá biển thịt trắng khác (gần nhất là cá pollock từ lâu đã không chịu thuế nhập khẩu vào Châu Âu) trong đặc biệt là trong phân khúc dùng để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng khác (như cá tẩm bột) ở Châu Âu.

Ảnh minh họa

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Thành viên HĐQT kiêm CEO Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP), thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông lạnh sang EU hiện nay là 5.5%. Sau khi EVFTA được thực hiện, mức thuế này sẽ giảm dần và về mức 0% trong 3 năm. Thị trường EU hiện nay là thị trường có giá trị khoảng 250 triệu USD cho ngành xuất khẩu cá tra. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo cơ hội lớn cho cá tra trong việc cạnh tranh với các loài cá biển thịt trắng khác (gần nhất là cá pollock từ lâu đã không chịu thuế nhập khẩu vào Châu Âu) trong đặc biệt là trong phân khúc dùng để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng khác (như cá tẩm bột) ở Châu Âu.

thuysan247.com

Chúng tôi nhiều hi vọng rằng EVFTA cùng với những nỗ lực khác của ngành, thị trường Châu Âu có thể nhanh chóng trở lại là thị trường 500 triệu USD của cá tra Việt Nam như những năm trước đây và tiếp tục phát triển, mở rộng tiêu thụ tại Châu Âu.

Vinh Hoan Corp có đề xuất gì cho doanh nghiệp thuỷ sản để thúc đẩy hoạt động kinh doanh?

Đối với ngành xuất khẩu cá tra qua thách thức này chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp nên gia tăng sản xuất, năng lực cạnh tranh qua phân khúc có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao.

Mặt khác, qua những tháng xuất khẩu yếu, thì doanh nghiệp xác định phải luôn có hàng dự trữ. Đây cũng là bài học cho doanh nghiệp, để chủ động không bị ép giá.

Ngành thuỷ sản cũng đang hưởng lợi từ việc dịch chuyển dòng vốn khỏi Trung Quốc

Liên quan đến việc thu hút đầu tư, liên quan đến ngành thuỷ sản cũng có cơ hội hưởng lợi khi các doanh nghiệp châu Âu, Mỹ chuyển sản xuất thuỷ sản từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chưa kể, Việt Nam hiện đáo ứng được về tay nghề công nhân, hạ tầng…

Nhưng có một bất cập đó là chi phí logistics tại nước ta hiện hơi cao so với khu vực, đây là điểm cần cải thiện, đồng thời hoàn chỉnh dần cơ sở hạ tầng để có thể đón nhận được dòng vốn lớn trung dài hạn sắp tới.

Doanh nghiệp cần thiết phải chuẩn bị năng lực dự trữ hàng tồn

Đến nay, thị trường Trung Quốc đang khôi phục 60-70%. Ở các thị trường châu Âu và Mỹ thì cũng dần ổn định.

Tuy nhiên, phản nhấn mạnh thách thức ngành sản xuất nói chung, mặc dù thị trường có tín hiệu tốt trở lại, khách hàng mở cửa và sản phẩm cũng được bán ở nhiều siêu thị. Nhưng, tâm lý người tiêu dùng dù đã mở cửa nhưng vẫn có những lo ngại nhất định.

Chưa kể cầu tại phân khúc thực phẩm vẫn có rủi ro trong những tháng tới, đặc biệt trước nguy cơ một đợt dịch thứ 2 sẽ bùng phát. Như vậy, cầu chắc chắn bị ảnh hưởng mạnh.

Cuối cùng, một khó khăn khác của ngành thuỷ sản là nguồn nguyên liệu. Nếu bị đứt đoạn thì để quay lại rất khó. Đợt vừa qua lúc dịch bùng tại Trung Quốc, thì Vĩnh Hoàn cũng rút ra kinh nghiệm phải có một nguồn nguyên liệu dự trữ.

Nhìn chung, trong bối cảnh thị trường chưa có dự báo chắc chắn 100% thì điều doanh nghiệp cần là năng lực dự trữ hàng tồn kho.

Nguồn: Theo Tri thức trẻ
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết