Biện pháp kỹ thuật chống rét cho cá

Adv thuysan247
Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc đang có thời tiết rét đậm rét hại, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C thì cá nuôi dễ bị chết đã tác động không nhỏ tới sản xuất. Việc tìm kiếm các biện pháp chống rét cho cá kịp thời đúng kỹ thuật là vô cùng bức thiết.

Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc đang có thời tiết rét đậm rét hại, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C thì cá nuôi dễ bị chết đã tác động không nhỏ tới sản xuất. Việc tìm kiếm các biện pháp chống rét cho cá kịp thời đúng kỹ thuật là vô cùng bức thiết.

thuysan247.com

Chống rét

Các trại sản xuất giống khẩn trương đưa đàn tôm cá lên hệ thống bể để chủ động nâng nhiệt độ nước lên ngưỡng thích hợp.

Đối với đàn cá dưới ao, cần chủ động nâng nhiệt độ nước lên trên 200C bằng các biện pháp nâng nhiệt khẩn cấp, nhưng chú ý không gây sốc cho cá.

Đối với các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm nhất là những loài cá có khả năng chịu rét kém như: Cá chim trắng, cá rô phi, cá lóc… cần thu hoạch sớm trước khi rét đậm, rét hại xảy ra.

Trong thời gian giá rét, không kéo lưới kiểm tra cá nuôi, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát, nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm, trùng quả dưa và ký sinh trùng…

 Đối với diện tích thủy sản đang nuôi (chưa đạt cỡ thu hoạch, đàn cá bố mẹ, cá giống) áp dụng một số các biện pháp chống rét sau:

– Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 2 m trở lên để ổn định nhiệt độ;

– Đào hố sâu trong ao từ 2,5 – 3 m, rộng từ 2 – 3 m; ở nơi khuất gió hoặc phía Bắc để cho cá rút xuống trú đông;

– Dùng các sọt tre đưa rơm rạ khô vào sọt sau đó cắm cọc dìm sọt xuống đáy ao ở phía Bắc; hoặc dùng rơm rạ bó thành từng bó dùng cọc cắm dìm xuống đáy ao làm nơi trú ẩn và chống rét cho cá;

– Thả bèo tây 1/2 – 2/3 diện tích mặt ao về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao) tránh thả tràn lan che kín hết diện tích mặt ao, làm giảm độ thoáng của ao sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi;

– Gây màu nước cho ao: dùng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học gây màu nước nhằm hấp thụ tối đa nhiệt lượng mặt trời;

– Dùng các biện pháp nâng nhiệt chủ động: hệ thống nâng nhiệt dùng than, điện hoặc năng lượng mặt trời.

 Đối với cơ sở nuôi có điều kiện: Làm khung và che phủ bề mặt ao bằng nilon sáng màu để ngăn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao nuôi.

 Đối với cơ sở nuôi cá lồng có thể sử dụng nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả lồng sâu xuống 1,8 – 2 m so với mặt nước để tránh rét cho cá. Đối với cá lồng nuôi trên sông, khi rét đậm, rét hại xảy ra nên di chuyển lồng bè đến các eo, ngách kín gió, hoặc neo hạ lồng xuống sâu hơn. Thường xuyên treo các túi vôi xung quanh lồng để khử trùng nước và hạn chế dịch bệnh.

Đối với những ao nuôi có diện tích nhỏ, bể nuôi lưu giữ cá thì làm giàn trên mặt ao, bể che phủ bằng bạt nilon, dùng bạt dứa quây xung quanh bờ ao để làm tăng khả năng giữ nhiệt.

Cần thường xuyên theo dõi diến biến thời tiết, tình trạng sức khỏe cá nuôi và các yếu tố môi trường nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường và có biện pháp xử lý phù hợp.

Chế độ cho ăn

Khi nhiệt độ nước xuống dưới 180C, nên giảm 1/2 lượng thức ăn cho cá. Khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 140C ngừng cho cá ăn vì ở ngưỡng nhiệt độ đó động vật nuôi thủy sản gần như ngừng bắt mồi, nếu đưa thức ăn xuống sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến sẵn để cá có đủ dinh dưỡng cần thiết.

Khi nhiệt độ từ 150C trở lên, tranh thủ cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, bổ sung thêm Vitamin C, B.complex vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá với lượng dùng từ 3 – 5 g/kg thức ăn. Với thức ăn công nghiệp nên chọn loại cám có hàm lượng đạm cao từ 28% trở lên để giúp cá hồi phục sức khỏe sau thời gian chống rét.

Quản lý môi trường

Khi nhiệt độ môi trường ấm trở lại cần thực hiện một số biện pháp sau:

– Định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi bột với liều lượng 2 – 3 kg/100 m3; nước hoặc hóa chất như Iodine, Vicato… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì để xử lý môi trường và phòng bệnh cho thủy sản nuôi;

– Thả thêm một số đối tượng sống đáy, có khả năng chịu rét như cá chép để khuấy động đáy ao, tránh hiện tượng cá nằm đáy ao bị chết;

– Khi thấy nước ao bị ô nhiễm, nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi;

– Dọn sạch cỏ, rác trong ao và thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn.

Phương Đông

Nguồn: Theo Tạp Chí Thủy Sản
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết