Ảnh minh họa
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi biển. Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp. Thay đổi tư duy trong thực hiện đang là yêu cầu đặt ra.
Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi biển. Cùng đó, đối tượng nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao như: cá chim vây vàng, cá chẽm, cá song, cá giò, cá hồng, tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển…
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nghề nuôi biển - Ảnh: XT
Chính phủ và Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Tuy nhiên, do phát triển quá “nóng” dẫn đến những hậu quả khá nghiêm trọng, nhất là dịch bệnh và môi trường. Tại một hội nghị diễn ra tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) mới đây, ngành thủy sản đã nhấn mạnh việc thay đổi quan điểm trong phát triển nuôi biển. Đó là, lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Phát triển nuôi biển theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên vùng ven biển, đảo và từng bước đầu tư khai thác vùng biển khơi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cùng đó, phát triển nuôi biển gắn với đổi mới và tổ chức lại sản xuất, xây dựng các chuỗi giá trị xuyên suốt cho từng nhóm sản phẩm.
Ngoài ra, phát triển theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết