Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ biofloc lên hiệu suất sinh sản của cá rô phi sông Nin.
Thí nghiệm gồm có 2 nghiệm thức là nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc và nghiệm thức đối chứng, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Thời gian thí nghiệm là 84 ngày. Tám bể xi măng (3mx2mx0.6m) được thả với mật độ 60 cá rô phi cá bố mẹ có trọng lượng cơ thể trung bình là 59,4 ± 8.21g với tỷ lệ cá cái/cá đực là 4/1. Trong nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc, mật đường được thêm vào hàng ngày để có được tỷ lệ C/N là 15.
Kết quả thì nghiệm cho thấy, tổng số cholesterol trong máu (167 mg/dL so với 141 mg/dL), chỉ số GSI (3,21 so với 2,63), sức sinh sản tuyệt đối (1056 trứng/con so với 841 trứng/con), và tổng sản lượng cá giống (8997 so với 4577) của cá bố mẹ trong nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc cao hơn có ý nghiaxc thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả tổng thể trong thí nghiệm này cho thấy khả năng sinh sản của cá rô phi cá bố mẹ trong hệ thống floc là tốt hơn so với không sử dụng công nghệ biofloc (đối chứng).
Chú thích: Chỉ số gonadosomatic, viết tắt là GSI, là tỷ lệ giữa khối lượng tuyến sinh dục so với tổng khối lượng cơ thể. Nó được thể hiện bằng công thức: GSI = [Trọng lượng tuyến sinh dục/Tổng trọng lượng cơ thể] x 100 (Barber & Blake 2006). Đây là một công cụ để đo sự thành thục sinh dục của động vật.
Nguồn: Theo © Triệu Tuấn, www.aquanetviet.com Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết