Phú Quốc: Thành công từ mô hình nuôi cá lồng kết hợp du lịch

Adv thuysan247
Thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không chỉ có lợi thế về du lịch mà còn có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy những điểm mạnh của địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Ngư dân cho cá ăn. Ảnh: Lê Vinh

Thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không chỉ có lợi thế về du lịch mà còn có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy những điểm mạnh của địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

thuysan247.com

Ông Trần Quốc Trung ở ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu là hộ dân tiêu biểu với mô hình nuôi cá lồng bè trên vùng biển an Thới, thành phố Phú Quốc. Rất nhiều du khách thích thú khi đến đây tham quan trải nghiệm bởi họ vừa có thể ngắm nhìn những đàn cá bơi lượn trong làn nước trong xanh vừa có thể tự tay cho cá ăn.

Trước đây khi chưa nuôi cá lồng bè trên biển kết hợp làm du lịch thì cuộc sống của ông cũng như nhiều hộ gia đình khác rất khó khăn. Thời điểm trước, gia đình ông chỉ mua bán nhỏ, mua xuồng nhỏ đi biển đánh lưới ghẹ, đánh cá. Từ khi địa phương có chủ trương khuyến khích người dân phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ, cuộc sống của nhiều gia đình đã có chuyển biến. Qua quá trình đi biển, ông Trung được một số bạn bè hướng dẫn cách nuôi cá bớp, cá mú bằng lồng bè trên biển, sau đó ông quyết định đóng lồng bè để nuôi cá thương phẩm rồi mở rộng diện tích bè để tăng quy mô. Bên cạnh đó, để giảm chi phí, ông Trung đánh cá tạp về làm thức ăn cho cá nuôi. Riêng diện tích trên mặt bè, ông xây nhà mở dịch vụ ăn uống phục vụ khách tham quan du lịch và đầu tư thêm tàu đưa khách ra vào nhà chờ, đóng mới tàu biển rồi thu mua con giống trên biển về bán lại cho các hộ dân nuôi cá thương phẩm. Từ nguồn bán con giống, bán cá thương phẩm và dịch vụ ăn uống, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Trung thu về 300 – 400 triệu đồng/năm. 

Sau nhiều năm kiên trì với nghề nuôi biển kết hợp làm du lịch, ông Trung cùng với những người làm ăn tại vùng biển An Thới quyết định thành lập hợp tác xã. Năm 2018, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Gành Dầu được thành lập do ông Trần Quốc Trung làm Giám đốc với 33 hội viên. Với quy chế hoạt động chặt chẽ, hợp tác xã hướng đến việc vừa sản xuất vừa bảo vệ môi trường vùng nuôi, đồng thời tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ hội viên cùng phát triển sản xuất. Ngoài ra, các thành viên được hướng dẫn, tiếp cận với các nguồn cung cấp con giống, vật tư nuôi trồng tin cậy, tạo lập một cộng đồng trách nhiệm trong tiêu thụ sản phẩm, tránh bị tư thương ép giá. Theo ông Trung, nuôi biển kết hợp du lịch sinh thái là hướng đi đúng đắn với địa phương có đường bờ biển. Việc nuôi biển hướng đến làm du lịch sẽ góp phần tạo môi trường bền vững, không sản sinh chất độc hại ra môi trường biển, giúp các loài thủy hải sản phát triển tốt. 

Khách tham quan mô hình nuôi cá bớp ở Kiên Giang. Ảnh: Lê Vinh

Ông Lê Đình Quảng, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phú Quốc cho biết, mô hình nuôi cá lồng bè trên biển kết hợp làm du lịch của hộ gia đình ông Trần Quốc Trung nói riêng, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Gành Dầu nói chung là mô hình hiệu quả, tạo thu nhập giúp cho người dân vừa nuôi cá vừa làm dịch vụ du lịch. Không chỉ vậy, nguồn cá nuôi tại các lồng bè ở đây không phải lo đầu ra, mà chủ yếu bán cho khách du lịch. Địa phương cũng đang quy hoạch nuôi cá lồng bè trên biển theo hướng phát triển ổn định, bền vững; sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Thùy Khánh

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết