Thủy sản 'chật vật' với mục tiêu xuất khẩu 10 tỉ USD

Adv thuysan247
Liệu năm 2023 xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể đạt được mục tiêu dự kiến 10 tỉ USD hay không, là điều mà ngành hàng này lo lắng.

Ước tính xuất khẩu thủy sản Việt Nam tới hết tháng 7.2023 đạt gần 5 tỉ USD - Ảnh: VASEP

Liệu năm 2023 xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể đạt được mục tiêu dự kiến 10 tỉ USD hay không, là điều mà ngành hàng này lo lắng.

thuysan247.com

Cùng chung bối cảnh khó khăn của thế giới kinh tế suy giảm, lạm phát cao dẫn đến tiêu thụ và lượng nhập khẩu thủy sản tại các thị trường nhập khẩu chính giảm, nửa đầu năm nay, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn phải đối diện với bất lợi là áp lực cạnh tranh lớn với các nước sản xuất khác.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) lý giải đó là những nguyên nhân cơ bản khiến cho xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm giảm sụt giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Các vấn đề thị trường như tồn kho cao, nhu cầu giảm, giá giảm là những yếu tố tác động mạnh đến các ngành hàng tôm và cá tra xuất khẩu, nhất là ở những thị trường lớn như Mỹ, EU.

Do vậy, xuất khẩu cá tra giảm sâu nhất trong 6 tháng đầu năm, tiếp đến là tôm. Ngành hàng hải sản tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng cao và nặng nề hơn cả là thẻ vàng IUU đang làm cho các thủ tục chứng nhận hàng thủy sản khai thác đi thị trường EU khó khăn hơn nhiều trong năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường xuất khẩu đều sụt giảm sâu, kể cả thị trường Trung Quốc vốn được đánh giá là tia hy vọng của doanh nghiệp trong năm 2023.

Các nền kinh tế hậu COVID-19 và bối cảnh chiến tranh, lạm phát chưa có tín hiệu hồi phục, hoặc đang hồi phục chậm chạp sẽ tiếp tục chi phối xu hướng tiêu thụ thực phẩm, trong đó có thủy sản.

Tuy nhiên, VASEP nhìn nhận rằng cơ cấu sản phẩm và hoạt động chế biến của các doanh nghiệp thủy sản đã có những điều chỉnh theo bối cảnh mới. Do vậy, dù nhiều doanh nghiệp bị giảm doanh số so với cùng kỳ, nhưng vẫn có những doanh nghiệp đạt được tăng trưởng dương trong kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm nay nhờ duy trì lao động, tận dụng công suất, chế biến hàng gia tăng và gia công xuất khẩu…

Liệu năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể đạt được mục tiêu dự kiến 10 tỉ USD hay không? Tính đến hết tháng 7, xuất khẩu thủy sản mới thu về được gần 5 tỉ USD, liệu có thể bứt phá trong 5 tháng cuối năm hay không?

Theo VASEP, có những yếu tố khách quan có thể hỗ trợ ngành hàng nửa cuối năm, đó là thị trường và cả những vấn đề nội tại cần được giải quyết để ngành thủy sản ổn định hoặc tăng tốc trong giai đoạn cuối năm. Sẽ có hai kịch bản lạc quan và kém lạc quan hơn cho ngành xuất khẩu thủy sản trong năm 2023.

Với kịch bản thuận lợi đó, xuất khẩu thủy sản 5 tháng còn lại năm 2023 có thể sẽ đạt khoảng trên 4 tỉ USD, khi đó tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt trên 9 tỉ USD, giảm 15%-16% so với năm 2022. Trong đó, dự báo tôm sẽ thu về lượng ngoại tệ khoảng 3,5-3,6 tỉ USD, giảm 16% -18%. Cá tra giảm 28% đạt 1,7 - 1,8 tỉ USD. Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc sẽ giảm khoảng 14 -15% đạt lần lượt 870 triệu USD và 650 triệu USD. Xuất khẩu cá biển ước đạt 1,9 - 2 tỉ USD, giảm nhẹ so với năm 2022.

Các thị trường chính chắc chắn sẽ vẫn mang về doanh thu ít hơn so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc sẽ thấp hơn 24-25% so với năm 2022, xuất khẩu sang EU sẽ giảm 18%. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản sẽ khả quan hơn nhờ phân khúc gia công, chế biến cho thị trường này, nhất là các loài cá biển.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc vẫn là kỳ vọng lớn nhất cho doanh nghiệp thủy sản hiện nay, sau mở cửa, giao thương đang trở lại bình thường dần dần. Hy vọng nửa cuối năm, kinh tế Trung Quốc ổn định hơn, thu nhập và tiêu dùng của người dân tăng dần, thị trường thích nghi bối cảnh mới…khi đó, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi lại với dự đoán tương đương với kim ngạch của năm 2023 với khoảng 1,8 tỉ USD cho cả Trung Quốc và Hồng Kông.

Kịch bản kém lạc quan hơn là khi thị trường đã có tín hiệu phục hồi, nhu cầu tăng trở lại, nhưng hàng thủy sản của Việt Nam vẫn khó cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước khác như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…

Các vấn đề của ngành chưa có giải pháp tháo gỡ trước mắt cũng như lâu dài, ví dụ như: giá thành sản xuất cao vì các chi phí đầu vào như thức ăn nuôi và con giống cao, lợi nhuận sụt giảm, thiếu vốn để duy trì đầu tư nuôi các vụ tới, bà con bỏ ao, dẫn đến thiếu nguyên liệu đáp ứng đơn hàng nửa cuối năm…

Kịch bản đó có thể dẫn đến dự đoán, xuất khẩu 5 tháng cuối năm chỉ có thể đạt được khoảng 3,5-3,7 tỉ USD. Như vậy, cả năm 2023, xuất khẩu có thể chỉ mang về khoảng 8,5-8,7 tỉ USD. Trong đó, sụt giảm sâu nhất vẫn nằm ở 2 ngành hàng cá tra và tôm. Xuất khẩu hải sản có thể sẽ xấu hơn nếu kết quả thanh tra chương trình chống khai thác IUU của đoàn thanh tra EU vào tháng 10 tới không đạt được kỳ vọng tháo gỡ thẻ vàng.

Nguồn: Theo TẠP CHÍ MỘT THẾ GIỚI
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết