Người chăn nuôi chủ động biện pháp ứng phó với thời tiết cực đoan

Adv thuysan247
Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của nắng nóng, mưa bão, lũ; ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của nắng nóng, mưa bão, lũ; ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

thuysan247.com

1. Chủ động các biện pháp làm giảm tác động của nắng nóng

Giữ mức nước ao từ 1,5 - 2 m; thường xuyên quạt nước để tránh phân tầng nhiệt độ nước, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan phù hợp với sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm và chiều tối; thường xuyên giám sát môi trường, quan sát hoạt động của thủy sản nuôi.

Khi có dấu hiệu bất thường, có ngay các biện pháp như bổ sung nước, tăng cường oxy cho ao nuôi; có chế độ cho ăn phù hợp; bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn khi nhiệt độ nước tăng cao (> 35oC).

2. Trước khi có mưa bão

Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm; nạo vét mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao; bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng nuôi thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng nuôi vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ; trường hợp không di chuyển được lồng nuôi cần che chắn mặt lồng bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài; chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh…) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra.

3. Biện pháp khắc phục sau mưa bão

Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao. Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, hồ, nơi đặt lồng nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

Di chuyển lồng nuôi đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết). Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm).

Nếu có thủy sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước. Người nuôi cần chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai của cơ quan quản lý địa phương… để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nguyễn Thị Xuân (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Nguồn: Theo BÁO YÊN BÁI
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết