Phòng và trị bệnh do Vibrio trong trại sản xuất giống tôm

Adv thuysan247

thuysan247.com

Mục đích: hướng dẫn kỹ thuật làm giảm mật độ vi khuẩn Vibrio spp. trong quá trình ương nuôi ấu trùng, nó là nguyên nhân gây stress và chết ở ấu trùng. Các loài vi khuẩn phát sáng bao gồm: Vibrio harveyi, V. parahemolyticus, V. vulnificus và V. fischeri.

Vibrio là phổ biến trong tất cả các trại sản xuất tôm giống và là một phần của hệ vi sinh vật bình thường, chúng đi vào trại giống thông qua nước biển, nước ngọt, thức ăn (đặc biệt là thức ăn tươi sống), Nauplii (thông qua tôm bố mẹ bị nhiễm), đường ống, các hệ thống lọc cát v.v.

Do đó cần cố gắng làm giảm mật độ của chúng (đặc biệt là đối với các loài gây bệnh) và giảm bớt stress cho ấu trùng, nhưng diệt hoàn toàn Vibrio là không thể.

Vận hành hệ thống trại sản xuất giống trên từng đợt cách nhau ít nhất 7 ngày để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn giữa các chu kỳ

Thường xuyên (hàng ngày) kiểm tra tất cả các nguồn Vibrio spp bằng đĩa thạch TCBS, đây là bước có thể thực hiện để giảm số lượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống ương nuôi.

Dùng Clor để khử trùng nguồn nước vào (cũng có thể sử dụng chế phẩm sinh học 5 ppm trong các hệ thống lọc cát), tiếp theo là dùng túi siêu lọc và tia cực tím hoặc Ozon khử trùng.

Kiểm tra và không sử dụng thức ăn bị ô nhiễm và cẩn thận để không cho ăn quá nhiều ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình ương nuôi.

Tách trứng ra khỏi phân tôm mẹ càng sớm càng tốt sau khi đẻ, vì đây là nguồn chính lây nhiễm Vibrio spp (đặc biệt là V. harveyi)

Tắm, khử trùng trứng và Nauplii trước khi thả.

Khử trùng tất cả bể ương và đường ống trong mỗi đợt sản xuất.

Sử dụng bạt nhựa che đậy bể để ngăn chặn nguồn vi khuẩn lây lan trong không khí.

Thay nước thường xuyên và duy trì chất lượng nước tốt.

Từ từ hạ độ mặn (bằng cách phun nước ngọt vào bể ương) để hỗ trợ công tác phòng chống Vibrio.

Sử dụng tảo sạch và Artemia đã được tẩy vỏ, khử trùng, làm giàu làm thức ăn chính.

Bổ sung chế phẩm sinh học (2,5 ppm cho Zoea và Mysis, 5-10 ppm cho PL), Vitamin C (2g/kg), HUFAs (10ml/ kg), astaxanthin (100 mg/ kg) và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác trong chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe của ấu trùng.

Việc sử dụng các hóa chất khử trùng bao gồm povidone – iodine (2-5 ppm), chloramine T (2-5 ppm), formalin (10-30 ppm) (0,1-0,3 ppm) có thể giúp giảm số lượng vi khuẩn.

Một giải pháp hữu hiệu là sử dụng 5 ppm povidone – iodine 10% trong 6h, sau đó bổ sung 5-10 ppm vi sinh chất lượng tốt và lặp đi lặp lại cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Đối với các bể có hiện tượng phát sáng, bổ sung tảo tươi như Chaetoceros sp. cũng có thể giúp cải thiện chất lượng nước và thúc đẩy các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp loại bỏ vi khuẩn phát sáng Vibrio spp.

Nếu điều trị không hiệu quả, cần xử lý các bể ương bị nhiễm bệnh một cách nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Khử trùng bể ương bị nhiễm bệnh bằng clorine nồng độ 200 ppm trong thời gian tối thiểu là 1 giờ trước khi xả bỏ.

Nguồn: http://www.aapqis.org; Dịch bởi: KS NGUYỄN VĂN THÀNH - Công ty VinhthinhBiostadt 

Nguồn: Theo aquanetviet.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết