Khả năng sinh sản của tôm thẻ bố mẹ nuôi trong ao và bể

Adv thuysan247
Một nghiên cứu mới đây so sánh sự khác biệt về hiệu suất sinh sản của tôm thẻ chân trắng bố mẹ đã thuần hóa được nuôi trong bể tuần hoàn với trong ao đất và cung cấp những gợi ý để tối ưu hóa chiến lược nhân giống.

Một nghiên cứu mới đây so sánh sự khác biệt về hiệu suất sinh sản của tôm thẻ chân trắng bố mẹ đã thuần hóa được nuôi trong bể tuần hoàn với trong ao đất và cung cấp những gợi ý để tối ưu hóa chiến lược nhân giống.

thuysan247.com

Hiện nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên khắp thế giới hầu hết phụ thuộc vào các dòng tôm đã được thuần hóa. Đối với các chương trình nhân giống và trại giống tôm, các thông số quan trọng để xác định chất lượng sinh sản của tôm cái bao gồm; số lượng trứng mỗi lần đẻ (NE), số lượng nauplii mỗi lần đẻ (NN), tỷ lệ nở của trứng (HR), tỷ lệ tôm cái trong quần thể tôm bố mẹ đẻ mỗi đêm (điều này cũng tương đương với tần suất đẻ trứng của tôm cái, SF) và tổng số nauplii được tạo ra.

Năng suất sinh sản của tôm cái ở họ tôm he penaeids có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố: Thành phần di truyền, tình trạng sức khỏe của tôm, tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố môi trường nước nuôi. Các hệ thống nuôi trong bể tuần hoàn (RT) được quản lý tốt sẽ cung cấp một môi trường nước chất lượng ổn định với các điều kiện an toàn sinh học cao giúp giảm tỷ lệ tử vong và ô nhiễm nước. Vì những lý do này, đây được xem là một hệ thống nuôi lý tưởng trong các chương trình cải thiện di truyền và sản xuất tôm bố mẹ trưởng thành, không có mầm bệnh (SPF) cụ thể.

Bài báo này được điều chỉnh và tóm tắt từ ấn phẩm gốc của Ren S. và cộng sự năm 2020 về một nghiên cứu nuôi tôm thẻ L. vannamei bố mẹ trong hai điều kiện nuôi - ao đất (EP) và bể tuần hoàn (RT).

Sinh sản của tôm thẻ bố mẹ khi nuôi trong ao đất và trong bể

Tôm thẻ  L. vannamei nauplii được sử dụng trong nghiên cứu này đến từ một cá thể sinh sản trong một đêm duy nhất của trại giống thương mại (Wanning, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc). Sau giai đoạn nuôi ấu trùng và giai đoạn ương, hậu ấu trùng (giai đoạn PL10) được chọn ngẫu nhiên và chuyển sang ao đất (EP) hoặc hệ thống bể nuôi tuần hoàn(RT) để nghiên cứu.

Một số tôm được thả vào ao đất 0,8 ha (EP) tại một trang trại nuôi tôm thương mại ở Wanning, Hải Nam. Ban đầu, tôm giống được thả với mật độ 25 con/m2 (200.000 con tôm giống mỗi ao) và được cho ăn với chế độ ăn thương mại, 40% protein thô. Khẩu phần thức ăn trong 5 tháng nuôi ban đầu ở mức khoảng 10% sinh khối tôm, sau đó giảm dần xuống còn khoảng 2% sinh khối tôm. Số tôm giống khác được thả trong bể tròn (đường kính 3,5 mét; sâu 0,9 mét; sâu 0,5 mét), bể tuần hoàn bằng sợi polypropylene (RT) với hệ thống nuôi tuần hoàn.

Sau 8 tháng nuôi trong hệ thống EP và RT, tôm bố mẹ trưởng thành được thu thập ngẫu nhiên và chuyển đến trại giống để thích nghi trong bốn bể nuôi rộng 10m2, nơi con đực và con cái được nuôi riêng biệt với tỷ lệ thả 8 con/m2.

Tôm cái được gắn các vòng mắt silicon được đánh số riêng để xác định nguồn gốc và sau đó được nuôi chung trong hai bể. Lúc 10 tháng tuổi, những con cái nghiên cứu bị cắt bỏ cuống mắt một bên. Các thông số sinh sản của tôm cái ở cả hai điều kiện nuôi RT và EP được thu thập một tháng sau khi cắt bỏ cuống mắt và dữ liệu được ghi lại trong 30 ngày. Những con cái có buồng trứng trưởng thành (giai đoạn IV) được thu thập hàng ngày và chuyển sang bể chứa những con đực trưởng thành. Những con cái giao phối thành công được đặt vào các bể 500 lít với nhiệt độ nước 28 ± 0,5oC và độ mặn từ 32 - 36 ppt. Sau một vài giờ, tất cả tôm cái trong bể sinh sản được đưa trở lại bể nuôi của chúng, và trứng đã đẻ được thu thập và ấp. 

Đánh giá hiệu suất sinh sản của tôm 

Nghiên cứu cho thấy các kết quả tôm nuôi trong cả 2 môi trường rất giống nhau với các thông số: Số lượng trứng mỗi lần đẻ (NE), số trứng trên mỗi lần đẻ (NN), tỷ lệ nở của trứng (HR). Tuy nhiên, đối với tần số đẻ trứng của tôm cái (SF) nuôi trong ao đất (EP) cao hơn đáng kể so với trong bể (RT).

Một kết quả quan trọng trong nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể về tần suất đẻ trứng của tôm cái trong môi trường ao đất (EP) cao hơn trong điều kiện nuôi bể tuần hoàn (RT). Kết quả này cũng phù hợp với quan sát của một số kỹ thuật viên trại giống ở Trung Quốc, những người báo cáo rằng đàn tôm bố mẹ được nuôi trong ao đất EP dễ trưởng thành hơn và cho thấy tỷ lệ giao phối mỗi đêm cao hơn các tôm bố mẹ cái không có mầm bệnh cụ thể khác khi được nuôi trong điều kiện bể tuần hoàn.

Cải thiện tỷ lệ đẻ trong một quần thể tôm bố mẹ đã được công nhận là yếu tố then chốt để tối ưu hóa sản xuất nauplii ở các loài tôm he. Trong nghiên cứu này và trong một thử nghiệm kéo dài một tháng, 1/3 số tôm cái được nuôi bằng hệ thống bể tuần hoàn RT không sinh sản và 1/3 chỉ sinh sản một lần duy nhất (Hình. 1A). Ngược lại, những con cái được nuôi trong hệ thống ao đất EP cho thấy SF cao hơn đáng kể so với quan sát trong điều trị RT, với chỉ 20% không sinh sản và gần 40% sinh sản ba lần hoặc hơn (Hình 1B). Kết quả này tương tự với các báo cáo từ trại giống L. vannamei nauplii thương mại ở Mexico.


Biểu đồ hình tròn cho thấy số lượng sinh sản của A (101 con tôm thẻ chân trắng L. vannamei bố mẹ nuôi trong bể tuần hoàn RT); và B (45 con cái nuôi trong ao đất EP), trong một tháng thử nghiệm.

Tối ưu hóa chiến lược nhân giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ

Kích thước cơ thể tôm cái tác động của đến khả năng sinh sản và đây cũng là tiêu chí chính được sử dụng rộng rãi để chọn tôm bố mẹ trong các trại sản xuất tôm giống. Trong nghiên cứu, việc kiểm tra mối quan hệ giữa các thông số sinh sản và kích thước cơ thể tôm cái cho thấy rằng kích thước cơ thể có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất sinh sản đối với các tính trạng: Số lượng trứng mỗi lần đẻ, số lượng nauplii mỗi lần đẻ, tần suất đẻ trứng của tôm cái và sức sinh sản tương đối.

Xu hướng của những con tôm có kích thước lớn trong cả môi trường nuôi EP và RT trong nghiên cứu của này là tạo ra NE hoặc NN cao hơn những con tôm cái có kích thước nhỏ hơn. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên các loài tôm he khác, nơi năng suất sinh sản (NE) có tỉ lệ thuận với kích thước cá thể đẻ trứng.

Kích thước tối thiểu của tôm cái không mang mầm bệnh cụ thể (SPF) trưởng thành hiện được cung cấp cho nông dân ở Trung Quốc dao động từ 35 - 45 gram. Những con tôm nặng 30-45 gam có thể được sử dụng để sản xuất nauplii trong trại giống, mặc dù một số nhà chăn nuôi đã khuyên nên sử dụng những con cái lớn hơn đến 45 gam vì chúng có thể sinh sản tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể nào đối với phần lớn các đặc điểm năng suất sinh sản giữa tôm cái L. vannamei được nuôi trong bể tuần hoàn RT và môi trường ao đất EP. Tuy nhiên, những con cái trong ao đất EP tạo ra nhiều nauplii trên mỗi cá thể hơn so với những con cái được nuôi trong bể tuần hoàn RT và điều này dẫn đến tỷ lệ SF cao hơn đáng kể. 

Do đó, việc sản xuất nauplii trong các trại giống có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các chiến lược khác nhau liên quan đến việc lựa chọn kích thước cơ thể tôm cái. Khi sử dụng đàn giống được nuôi bằng hệ thống bể tuần hoàn (RT) thì việc chọn những con cái có kích thước cơ thể lớn hơn sẽ dẫn đến lượng nauplii cao hơn; trong khi đối với những người nuôi quy mô nhỏ sử dụng đàn tôm nuôi trong ao đất EP, việc sử dụng tôm bố mẹ cái ở loại cỡ trung bình sẽ tối đa hóa sản lượng nauplii.

Reproductive performance of L. vannamei broodstock reared in ponds and tanks by Shengjie Ren, Ph.D. Peter B. Mather, Ph.D. Binguo Tang, David A. Hurwood, Ph.D.

Nguồn: Theo tepbac.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết