Nuôi cá lóc ở độ mặn cao nên dùng thức ăn ra sao?

Adv thuysan247
Tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu cho cá lóc khi nuôi ở môi trường nhiệt độ và độ mặn cao.

Tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu cho cá lóc khi nuôi ở môi trường nhiệt độ và độ mặn cao.

thuysan247.com

Cá lóc (Channa striata) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, bởi đây là một mô hình nuôi đang phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn như hiện nay thì cần có các nghiên cứu về sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng thích ứng với điều kiện mới (gia tăng biên độ nhiệt, nồng độ muối,…).

Nghiên cứu dưới đây của Trần Thị Phương Lan và ctv cho thấy tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu của cá lóc khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao.

Thí nghiệm bao gồm 6 nghiệm thức được bố trí như sau:

tỷ lệ năng lượng

Kết quả sau 60 ngày thí nghiệm, các yếu tố môi trường dao động ở mức 27 ± 1oC; 33 ± 1oC; oxy hòa tan 4,5 - 5,5 mg/L và pH 7 - 7,5. Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức ở môi trường 28oC - 0‰ dao động từ 3 - 4,5 mg/L và 1,5 - 2,5mg/L trong các nghiệm thức ở môi trường 34oC - 9‰.  

Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá cho thấy có sự tương tác giữa yếu tố môi trường và tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá đạt cao nhất ở môi trường 28oC - 0‰ (đối chứng), tăng trưởng trong các nghiệm thức có tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn cao sẽ cao hơn các nghiệm thức có tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn thấp.

Nghiệm thức 7% lipid - 40% protein cho tăng trưởng cao nhất (0,68 ± 0,02g/ngày) và tương ứng với tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn là 3,41 nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với các nghiệm thức có tỉ lệ 3,36; 3,82 và 3,03 và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá thấp nhất ở môi trường có nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-9‰) và ở nghiệm thức có tỉ lệ năng lượng protein/lipid thấp nhất 2,49 (0,10±0,01 g/ngày và 66,7%) tương ứng mức lipid cao và protein thấp. 

Như vậy, tỉ lệ lượng protein/lipid trong thức ăn (tức sự thay đổi hàm lượng protein và lipid trong thức ăn) có ảnh hưởng lên tăng trưởng của cá. Tăng trưởng của cá đạt cao ở các nghiệm thức có hàm lượng protein thấp và lipid thấp hoặc protein cao và lipid cao để đảm bảo duy trì sự cân bằng về tỉ lệ đóng góp về năng lượng giữa protein/lipid. Khi tỉ lệ này thấp hoặc cao hơn nhu cầu sẽ làm giảm tăng trưởng do bởi tiêu tốn năng lượng cho hoạt động trao đổi chất vượt ngưỡng xảy ra. Cá sống ở môi trường có nhiệt độ và độ mặn cao tiêu hao năng lượng ứng phó với nhiệt độ và điều hòa áp suất thẩm thấu tăng cao dẫn đến tăng trưởng giảm và tỉ lệ sống cũng bị ảnh hưởng. 

Tóm lại, khi nuôi cá ở nhiệt độ và độ mặn 28oC - 0‰ thì mức protein, lipid trong thức ăn là 7% lipid - 40% và ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao (34oC - 9‰) thì mức protein, lipid trong thức ăn nên là 7% lipid - 45% protein.

Nguồn: Theo Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết