Dưỡng chất từ tảo Nannochloropsis

Adv thuysan247
Các đánh giá dinh dưỡng cho thấy, thức ăn chứa tảo Nannochloropsis giúp vật nuôi thủy sản cải thiện rõ rệt tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR và hàm lượng omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA).

Vi tảo Nannochloropsis salina - bột khô bên trái có thể được sản xuất trong các lò phản ứng sinh học (phải)

Các đánh giá dinh dưỡng cho thấy, thức ăn chứa tảo Nannochloropsis giúp vật nuôi thủy sản cải thiện rõ rệt tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR và hàm lượng omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA).

thuysan247.com

Hiện, trên thị trường đã xuất hiện nhiều nguồn protein thay thế bột cá và dầu cá như các sản phẩm phụ từ động vật và đạm thực vật. Tuy nhiên, rất ít nguồn dinh dưỡng thay thế chứa axit béo omega-3 EPA và DHA. Nếu thức ăn thủy sản không có hai thành phần này, thì sản phẩm cuối cùng là tôm, cá sản xuất ra sẽ thiếu axit béo omega-3 (một yếu tố dinh dưỡng quan trọng với con người).

Nghiên cứu dưới đây đã đánh giá chi tiết về hiệu lực và giá trị dinh dưỡng của tảo biển Nannochloropsis salina khi được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá rô phi. Các chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn Nannochloropsis vì loại tảo này có hàm lượng cao protein (43%); lipid (16,6%) và EPA (16%).

Thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên cá rô phi sông Nile giống đực (GMT) nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu NTTS bền vững, thuộc Đại học Swansea theo mô hình tuần hoàn kín trong nhà, trang bị công nghệ lọc cơ học và sinh học, máy hớt bọt và lọc cát. Nhiệt độ nước luôn được duy trì 270C cùng hệ thống chiếu sáng 12 giờ/ngày. Nhiệt độ và nồng độ ôxy hòa tan được đo hàng ngày, trong khi các thông số khác gồm nồng độ ammonia (TAN), nitrite, nitrate và pH được đo theo tuần. 12 bể nuôi thử nghiệm, mỗi bể chứa 15 cá rô phi trọng lượng 12,8 g/con với 3 lần lặp lại. Thức ăn thử nghiệm chứa 35% protein, 13% lipid. Trong khẩu phần ăn đầu tiên, protein và lipid chỉ lấy từ bột cá và dầu cá; khẩu phần thứ 2 lấy protein và lipid từ khô đậu và dầu đậu nành; khẩu phần ăn thứ 3, protein và lipid có nguồn gốc hoàn toàn từ tảo Nannochloropsis salina  (Bảng 1). Để chuẩn bị thức ăn, các chuyên gia đã trộn lẫn nguyên liệu khô với chất kết dính và nước, ép đùn thông qua máy xay thịt và sau đó sấy khô ở 450C trong lò suốt 24 giờ.

Thí nghiệm kéo dài 36 ngày. Cá được cho ăn đến khi no theo 4 cữ/ngày. Toàn bộ thức ăn còn sót sẽ được thu gom vào cuối ngày. Ban đầu cá được lấy mẫu và đến cuối thí nghiệm tăng trưởng, rồi phân tích toàn bộ thân. Ngoài ra, hàm lượng axit béo trong thức ăn và trong thịt cá cũng được phân tích để đánh giá sự tương quan giữa lượng hấp thụ axit béo vào cơ thể cá và hàm lượng axit béo trong thức ăn.

Kết quả

Tỷ lệ tăng trưởng của cá vẫn được cải thiện ở nhóm được cho ăn bột cá; tuy nhiên, nhóm cá được cho ăn khẩu phần chứa tảo Nannochloropsis tăng trưởng tốt hơn hẳn so nhóm cho ăn đậu tương (Bảng 2). Như vậy, tảo cô đặc Nannochloropsis đã được hấp thụ rất tốt vào cơ thể cá thể hiện qua lượng ăn vào.

Ngoài ra, FCR của cá rô phi được cho ăn bằng loại tảo nói trên cũng được cải thiện hơn so cá được cho ăn đậu tương. Điều này khẳng định, thức ăn chứa tảo Nannochloropsis giúp người nuôi cá tiết kiệm thức ăn (1,28 kg), trong khi sử dụng đậu tương, lượng thức ăn cần là 1,43 kg (Bảng 2) do tảo Nannochloropsis dễ tiêu hóa hơn khô đậu.

Hàm lượng axit béo trong thức ăn thử nghiệm và trong thịt cá rô phi được cho ăn chế độ ăn riêng biệt trước và sau thí nghiệm. Trước thí nghiệm, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp chứa bột và dầu cá. Trong tất cả các thí nghiệm, thành phần axit béo của thịt cá bị ảnh hưởng bởi thành phần axit béo có trong thức ăn. Hàm lượng axit linoleic (18:omega-6) của cá khi được cho ăn đậu tương sẽ tăng đáng kể, trong khi, hàm lượng EPA trong thịt cá chỉ được cải thiện khi chúng được cho ăn bằng tảo Nannochloropsis, thậm chí hàm lượng này còn trội hơn khi cá được cho ăn bằng bột cá.

>> Các loại tảo nước ngọt như Chlorella và Spirulina đã được công nhận là nguồn protein tiềm năng, nhưng các loại vi tảo nước mặn như Nannochloropsis, Tetraselsmis hoặc tảo dị dưỡng Schitzochytrium mới là những nguồn EPA và DHA cơ bản. Do nguồn lợi dầu cá đang cạn kiệt, nên các sinh khối tảo biển được xem như nguồn nguyên liệu thay thế trong tương lai.

Triển vọng 

Nguồn: Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết