Có nên trữ cá tra như lúa gạo

Adv thuysan247
Cá tra đang lao dốc, tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, giả sử giá cá tra có sụt giảm hơn nữa thì doanh nghiệp cũng không thể mua cá trữ lại chờ giá để “cứu” người nuôi.

Thu hoạch cá tra ở vùng nuôi cá tra thương phẩm của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Mỹ (An Giang)

Cá tra đang lao dốc, tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, giả sử giá cá tra có sụt giảm hơn nữa thì doanh nghiệp cũng không thể mua cá trữ lại chờ giá để “cứu” người nuôi.

thuysan247.com

Nhiều ý kiến đặt ra tại hội nghị phát triển ngành hàng cá tra năm 2019 diễn ra tại tỉnh An Giang cho rằng ngành hàng cá tra có lợi thế hơn nhiều ngành hàng khác vì 80% diện tích ao nuôi đã gắn kết được với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, hay nói một cách dễ hiểu là 80% diện tích nuôi trồng đã có địa chỉ đầu ra, do đó người nuôi cá rất yên tâm.

Tuy nhiên, theo ông Võ Đông Đức, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Caseamex: Mặc dù 80% diện tích nuôi cá đều có liên kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhưng vẫn chưa hết rủi ro.

“Giả sử cá tra có sụt giảm hơn nữa là cho người nuôi cá thua lỗ nặng thì doanh nghiệp cũng không thể mua cá trữ lại chờ giá để “cứu” người nuôi được vì từ trước đến nay chưa có khoản tín dụng nào dành cho doanh nghiệp mua tạm trữ nguyên liệu” - ông Đức nhìn nhận.

Theo ông Đức, lâu nay doanh nghiệp liên kết với người nuôi theo hình thức đầu tư con giống, thức ăn và thu mua lại sản lượng nguyên liệu tương ứng với cam kết ban đầu theo giá thị trường, nếu hộ nuôi tự ý tăng diên tích, sản lượng ngoài liên kết thì mọi rủi ro đều tự chịu.

Cùng quan điểm trên, ông Lương Hoàng Mãnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản MeKong cho rằng: Việc mua cá trữ cấp đông sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp vì trữ bao lâu thì giá mới lên thì khó mà biết trước được, mặt khác trữ sản phẩm lâu không những tốn kém chi phí bảo quản mà phẩm chất sản phẩm sẽ giảm, rất khó bán, do đó biện pháp trữ sản phẩm chờ giá không khả thi.

Ông Mãnh cũng nhấn mạnh rằng, việc đề xuất một chính sách “giải cứu” cá tra đã từng được đưa ra vào những năm khủng hoảng thừa nghiêm trọng của ngành hàng này (2008, 2012) nhưng thực tế chính sách này không phát huy được tác dụng.

Là chủ một doanh nghiệp có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành thủy sản, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cafatex cho rằng, để có thể quản lý được vùng nuôi, bên cạnh quy hoạch thì cần phải sử dụng “công cụ” đòn bẩy tín dụng để góp phần điều tiết sản lượng phù hợp với tình hình của thị trường theo từng thời điểm. 

Nguồn: Theo vasep.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết