Bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá rô phi

Adv thuysan247
Bài viết đề cập đến 2 bệnh do protozoan gây ra trên cá rô phi/diêu hồng có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước nuôi hoặc cá bị tress.

Cá rô phi có thể bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào ô nhiễm nguồn nước nuôi hoặc bị tress.

Bài viết đề cập đến 2 bệnh do protozoan gây ra trên cá rô phi/diêu hồng có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước nuôi hoặc cá bị tress.

thuysan247.com

Cá rô phi/diêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến hiện nay. Do đó, diện tích nuôi và mật độ thả nuôi ngày càng tăng, điều đó kéo theo nhiều nguy cơ bùng phát bệnh liên quan đến công tác quản lý môi trường nuôi cũng như các bệnh liên quan đến stress của cá do mật độ thả nuôi dày.

1. Bệnh Ciliates

Tác nhân gây bệnh: Do loài Ichthyophthirius multifiliisTrichodina spp. và những một vài loài khác gây ra.

Ichthyophthirius multifiliis là một loài ký sinh trùng gây bệnh ở cá nước ngọt,  thường được gọi là bệnh đốm trắng. Bệnh này là một trong những bệnh phổ biến và dai dẳng nhất ở cá. Nó xuất hiện trên cơ thể, vây và mang cá như những nốt trắng khoảng 1mm, trông giống như những hạt muối trắng. Mỗi đốm trắng là một ký sinh trùng. Bệnh dễ dàng lây lan trong hồ hoặc ao nuôi khác, với tốc độ lây lan nhanh, nếu không chữa trị kịp thời, khả năng cá chết là 100%.

Trichodina spp. là một loại ký sinh trên động vật thủy sản, đặc biệt là cá. Đặc trưng bởi sự hiện diện của một vòng gồm các tế bào lồng vào nhau, chúng cung cấp, hỗ trợ nhau và cho phép bám dính vào các bề mặt mô cá.

Biểu hiện bệnh:

Cá nhiễm Trichodina spp. Có biểu hiện bơi thất thường; nắp mang mở liên tục; cơ sát thân vào các vật thể; cá nhảy ra khỏi nước; xói mòn vây; loét da. Tỷ lệ tử vong lớn khi cá trong giai đoạn giống và ươm.

 
Trichodina spp. được nhìn thấy trên da cá rô phi  nhiễm trùng nặng 

Cá nhiễm Ichthyophthirius multifiliis xuất hiện các đốm trắng trên da; tiết chất nhầy nhiều; lớp nhầy dày trên da; nếu ký sinh quá nhiều cá sẽ tử vong. Cá nhiễm nghiêm trọng nhất trong giai đoạn ấu trùng.

  
Các đốm trắng của Ichthyophthirius multifiliis là các tế bào đơn (gọi là trophozoites hoặc trophonts), được phóng đại (Benny, 2004).

Điều trị bệnh:

Điều trị Trichodina spp. bằng phương pháp tắm muối, formalin; hoặc tắm KMnO4.

Điều trị Ichthyophthirius multifiliis sử dụng biện pháp tắm formalin và lặp lại nhiều lần đến khi khỏi hẳn.

2. Bệnh do Monogenetic trematodes gây ra 

Tác nhân gây bệnh: Cá rô phi/diêu hồng mắc bệnh chủ yếu do 2 loài giun là Dactylogyrus spp. và Gyrodactylus spp. gây ra.

Dactylogyrus spp. là một chi của monogeneans trong họ Dactylogyridae. Giống như các monogeneans khác, các loài Dactylogyrus spp. chỉ ký sinh trên một vật chủ để hoàn thành vòng đời của chúng.

Gyrodactylus spp. là một chi của giun dẹp ký sinh trong họ Gyrodactylidae.

 
A). Dactylogyrus spp. từ mang cá rô phi (đầu mũi tên) và B). Gyrodactylus spp. từ da cá (vị trí ngôi sao)

Biểu hiện bệnh: Cá nhiễm bệnh có biểu hiện sạm màu da; xói mòn vây, chất nhầy tiết quá mức, loét da, nắp mang đóng mở liên tục, ở cá con có biểu hiện hốc hác, ốm yếu.

Điều trị bệnh: Phương pháp tắm cá bằng formalin hoặc bằng H2O2 được đề xuất áp dụng. Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.

Các bệnh do protozoan xuất hiện trong bầy đàn phần nhiều là do môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, cá bị stress. Do vậy, người nuôi cần đặc biệt lưu tâm đến công tác quản lý ao nuôi, nguồn nước cấp cho ao, thường xuyên khử trùng ao nuôi, hạn chế nuôi cá với mật độ quá dày, kịp thời xử lý khi cá có biểu hiện bệnh, nhằm tránh lây lan rộng trong bầy đàn hoặc lay lan sang các ao nuôi khác.

Nguồn: Theo tepbac.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết