Vì sao dòng thức ăn công nghệ ép đùn đem lại hiệu quả kinh tế khác biệt trong nuôi tôm?

Adv thuysan247

Mô hình nuôi trồng công nghệ cao đang dần thay thế ao đất truyền thống tại nhiều tỉnh miền Tây trước những cơ hội và yêu cầu ngày càng ngặt nghèo từ thị trường tôm thế giới. Điều này cũng đòi hỏi lĩnh vực thức ăn thủy sản phải cải tiến liên tục để vừa đáp ứng tối ưu nhu cầu dinh dưỡng, vừa giải quyết những trăn trở trong xử lý môi trường khi thả nuôi với mật độ cao.

Ông Phạm Như Thọ, Giám đốc kinh doanh ngành tôm, Cargill Việt Nam cho biết những thành công bước đầu của mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang mở ra nhiều hướng đi mới trong giảm thiểu rủi ro và ứng phó với diễn biến cực đoan từ môi trường. Song bên cạnh đó, khi thả nuôi mật độ cao trên diện tích nhỏ, người nuôi cũng cần chú trọng đầu tư xử lý môi trường để hạn chế ảnh hưởng từ thức ăn dư thừa, chất thải hay các chất hữu cơ lên sức khỏe đàn tôm.

Tại Cargill, chúng tôi đã nghiên cứu, phát triển và tiên phong áp dụng thành công công nghệ ép đùn trong sản xuất thức ăn cho tôm. Đây là công nghệ mang tính đột phá giúp người nuôi chuyển dịch mô hình nuôi trồng thành công và bền vững, mang đến hiệu quả kinh tế khác biệt so với các sản phẩm ép viên thông thường nhờ những đột phá trong kỹ thuật sản xuất!

Phân biệt thức ăn công nghệ ép viên và ép đùn

1. Thức ăn ép viên

Ép viên là kỹ thuật ép nén tạo viên thức ăn. Với việc sử dụng hơi nước, nhiệt và áp lực để tạo lực kết dính các nguyên liệu nhằm sản xuất các viên đồng đều kích thước. Với công nghệ này, sản phẩm ép viên thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, ổn định và dễ bảo quản hơn so với các dạng thức ăn tự nhiên. Với chi phí sản xuất và đầu tư thấp, đa phần thức ăn công nghiệp cho tôm hiện nay đều được sản xuất theo công nghệ này.

Tuy nhiên, trước xu hướng chuyển dịch qua mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, thức ăn ép viên đôi lúc không hẳn là lựa chọn mang đến nhiều ưu thế. Một nhược điểm lớn của thức ăn ép viên là chìm và rã trong nước khá nhanh. Trong khi tập tính bắt mồi của tôm thẻ là bơi theo đàn và xâu xé thức ăn trong cột nước, đồng thời sẽ nhả ngay viên thức ăn nhỏ khi bắt gặp kích cỡ lớn hơn. Những viên thức ăn bị bỏ lại, không được hấp thụ trong thời gian ngắn, bị tan rã sẽ gây đục nước và sinh ra các chất ô nhiễm hữu cơ.

Bên cạnh đó, viên thức ăn rã nhanh cũng dẫn tới thất thoát dinh dưỡng, vừa ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng trên tôm vừa làm tăng chi phí nuôi. Theo số liệu phân tích mẫu thức ăn tôm ép viên trên thị trường, có khoảng 10-20% hàm lượng dinh dưỡng bị lãng phí ra môi trường trong mỗi cữ ăn khiến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR không quá lý tưởng. Điều này đồng nghĩa với việc để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của tôm, người nuôi phải gia tăng ‘khẩu phần ăn’, dẫn tới chi phí tăng cao đặc biết đối với các quy mô lớn, mật độ cao!

2. Thức ăn ép đùn

Ép đùn là quá trình trong đó nhiệt độ được gia tăng trong khoảng thời gian ngắn giúp giảm thiểu khả năng hao hụt dinh dưỡng, trong khi cải thiện khả năng tiêu hóa của tinh bột và protein so với quá trình ép viên. Điểm khác biệt lớn nhất giữa thức ăn ép đùn và ép viên là độ hồ hóa. Với ứng dụng chuyên biệt của công nghệ ép đùn, sẽ giúp gia tăng sự di chuyển của nhiệt và sự thẩm thấu của nước vào bên trong nguyên liệu, từ đó nâng độ hồ hóa tinh bột của sản phẩm lên tới 99%. Đây cũng là yếu tố then chốt trong việc giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, giảm FCR. Đồng thời, công nghệ ép đùn còn có khả năng tạo ra viên thức ăn ngắn, xốp phù hợp với kích cỡ tôm trong những giai đoạn nuôi khác nhau, giúp tôm giảm thiểu công thao tác trong quá trình ăn và ăn nhanh hơn.

Với những nguyên liệu được nấu chín toàn phần ở nhiệt độ cao, kết cấu viên thức ăn ép đùn sẽ bền chặt hơn. Thế nên với cùng 1 lượng thức ăn, sản phẩm ép đùn thường ít bị thất thoát dưỡng chất và mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Lợi thế bề mặt viên mịn, ít bụi cũng giúp người dân giữ môi trường ổn định xuyên suốt vụ nuôi và giảm bớt sức lao động hàng ngày. Ngoài ra, quy trình xử lý nhiệt, độ ẩm, áp suất đặc biệt trong công nghệ ép đùn còn giúp bất hoạt một số kháng dinh dưỡng trong nguyên liệu để mang đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn cho nhu cầu phát triển của tôm.

So sánh thực nghiệm về hiệu suất nuôi tôm giữa 2 dòng thức ăn

Ngoài gan tụy thì đường ruột là bộ phận quan trọng không kém trong con tôm. Tôm có đường ruột khỏe thì mới hấp thu và tiêu hóa tốt, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm.

Để nghiên cứu sâu hơn về sự khác biệt giữa thức ăn ép đùn và ép viên, Cargill đã phối hợp thực nghiệm cùng phân viện Cà Mau - Viện Nuôi trồng thủy sản 2. Kết quả phân tích cho thấy tôm được nuôi bằng thức ăn ép đùn Aquaxcel của Cargill thường có độ dày thành ruột gấp 2 lần so với khi cho ăn bằng sản phẩm ép viên thông thường. Đây cũng là yếu tố trực tiếp góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng trên tôm.

Trong các thực nghiệm tương tự sử dụng Aquaxcel trong những mô hình nuôi thâm canh công nghệ cao tại các trại nuôi lớn của hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu cũng cho thấy hiệu quả kinh tế rất khả quan:

⦁ Hệ số FCR trung bình thấp hơn 0,1 so với mức tiêu chuẩn, FCR đạt khoảng 1,2 sau 90 ngày nuôi với mật độ nuôi trung bình khoảng 200 con/m2, tôm về size 35 con/kg. Theo đó, người nuôi có thể tiết kiệm tới 20% chi phí thức ăn mỗi vụ so với sử dụng thức ăn thường.

⦁ Tốc độ phát triển của tôm nhanh hơn 1 tuần tuổi so với khi nuôi bằng các sản phẩm thường. Qua đó người dân có thể rút ngắn thời gian thu hoạch để quay vòng vốn nhanh, đón đầu thị trường và tránh những thời điểm nhiều rủi ro, biến động trong năm.

Lựa chọn thức ăn tối ưu cho tôm

Nhìn chung để lựa chọn giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho tôm, người nuôi nên cân nhắc lựa chọn thức ăn phù hợp với tập tính bắt mồi của tôm. Tôm thẻ chân trắng là loài ‘tham ăn’, bắt mồi theo đàn ở trong cột nước nhưng sau đó lại có thói quen tìm kiếm thức ăn lắng xuống dưới đáy. Chính vì thế những loại thức ăn mềm, có độ bền nước cao như sản phẩm ép đùn sẽ phù hợp.

Đặc biệt, khi thả nuôi ở mật độ cao, thức ăn ép đùn còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp gia tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và hạn chế lượng chất thải ra ngoài môi trường nuôi. Với cấu trúc viên thức ăn xốp, dễ ngấm nước, việc sử dụng thức ăn ép đùn còn giúp tăng hiệu quả việc trộn bổ sung các vi chất trong suốt quá trình nuôi. Chính vì vậy, sản phẩm ép đùn đang là xu hướng dinh dưỡng mới trong nhiều mô hình nuôi tôm, đặc biệt là nuôi siêu thâm canh.

Ứng dụng công nghệ tạo sự khác biệt kết hợp cùng sự am hiểu thấu đáo về tập tính và nhu cầu dinh dưỡng của tôm, Cargill đã phát triển dòng thức ăn ép đùn Aquaxcel với mong muốn giúp người dân thoát khỏi vòng lặp ‘mất mùa - được giá’. Trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện không ngừng, Aquaxcel hân hạnh được chọn là người bạn đồng hành cùng nhiều trại tôm tại các tỉnh miền Tây trong một năm đầy thách thức lẫn cơ hội như 2020.

Để tìm hiểu thêm về những ưu điểm của dòng thức ăn Aquaxcel và lắng nghe chia sẻ từ người nuôi thực tế, tham khảo thêm tại: https://www.facebook.com/giaiphapthuysantoandien

Nguồn: Theo Cargill Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.
CompactDry-VP

Bình luận bài viết