Cùng với sự chủ động của doanh nghiệp và người dân, nhằm tiếp tục phát triển nghề nuôi tôm quản lý theo chuỗi, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tiến hành triển khai mô hình nuôi tôm công nghiệp quy mô nhỏ theo chuỗi giá trị tại xã Cộng Hòa (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).
Đây là mô hình liên kết 5 nhà (nhà quản lý; nhà khoa học; nhà cung ứng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở thu gom, tiêu thụ sản phẩm, người nuôi tôm và tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm) với sự tham gia của 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã. Để mô hình đạt được tiêu chí đề ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai lớp tập huấn để giúp các học viên vừa nắm vững kỹ thuật, vừa nắm được các kỹ năng tổ chức sản xuất trong nuôi tôm.
Tại lớp tập huấn lần này, các học viên đã được các giảng viên giới thiệu các nội dung về: Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Copefloc; Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong quản lý môi trường và phòng trị bệnh trong nuôi; Giới thiệu mô hình nuôi tôm công nghệ cao Grofarm; Nghiệp vụ quản lý, năng lực xây dựng và quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi, phát triển thị trường; Áp dụng VietGAP tại mô hình nuôi tôm công nghiệp quy mô nhỏ, hợp tác theo chuỗi giá trị; Hướng dẫn sử dụng cụ quan trắc, quản lý môi trường; Hướng dẫn ghi hồ sơ, sổ nhật ký mô hình.
Ông Hà Minh Hải, hộ nuôi tôm tại xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả cho biết, tham gia mô hình, người nuôi được nắm bắt về quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Copefloc; ứng dụng chế phẩm vi sinh trong quản lý môi trường và phòng trị bệnh trong nuôi tôm; nghiệp vụ quản lý, năng lực xây dựng và quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi, phát triển thị trường; áp dụng các quy trình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng cụ quan trắc, quản lý môi trường… Với những công nghệ mới và có các nhà khoa học, doanh nghiệp đồng hành, các hộ dân tin tưởng rằng, vụ tôm năm nay sẽ gặt hái được nhiều thắng lợi cả về sản lượng và chất lượng.
Ông Hoàng Văn Thu, Phó tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp xã Cộng Hòa chia sẻ, từ khi tham gia vào tổ hợp tác, các hộ có tiếng nói chung khi tham gia phản ánh, kiến nghị những vướng mắc với chính quyền, hay cử đại diện đi đàm phán ký kết hợp tác với các công ty giống, thức ăn, chế phẩm, đầu ra cho con tôm. Từ đó, vừa đảm bảo chất lượng tôm nuôi lại vừa giảm được giá đầu vào, đầu ra được đảm bảo, các hội viên được cập nhập kiến thức thường xuyên với các chuyên gia nuôi tôm hàng đầu cả nước. Trong quá trình triển khai đã có sự đồng hành của các nhà khoa học, Trung tâm Khuyến nông và các cấp chính quyền, doanh nghiệp (Việt Úc Quảng Ninh, Grobest…).
Việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp quy mô nhỏ liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị trên kỳ vọng góp phần hỗ trợ người dân kiểm soát tốt dịch bệnh, môi trường nước… tăng năng suất và sản lượng tôm tại địa phương.
Diệu An
Nguồn: Theo https://thuysanvietnam.com.vn Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết. BQT Thủy Sản 247 Group. Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết