Phụ phẩm chế biến hàu thay thế nguồn bột cá và khoáng trong thức ăn cá rô phi

Adv thuysan247
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thay thế nguồn bột cá và khoáng chất trong sản xuất thức ăn cá rô phi bằng các phụ phẩm trong quá trình chế biến hàu.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thay thế nguồn bột cá và khoáng chất trong sản xuất thức ăn cá rô phi bằng các phụ phẩm trong quá trình chế biến hàu.

thuysan247.com

Giới thiệu

Nhu cầu bột cá dùng trong chế biến thức ăn cho động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng liên tục gia tăng trong thời gian gần đây. Trong khi đó, nguồn cung bột cá hạn chế làm cho giá cả liên tục tăng cao.

Ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung bột cá từ các quốc gia như Mỹ, Peru và Chilê. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cá để sản xuất bột cá đã gần đạt tới mức tối đa và nguồn lợi tự nhiên này không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Mặc dù hàu tươi có giá thấp và giàu dinh dưỡng nhưng chúng không được người tiêu dùng ở Philippines ưa chuộng do mùi vị đặc trưng của chúng. Do đó, ở Philippines hàu tươi thường được chế biến thành dạng bột hàu dùng để bổ sung vào các quá trình chế biến thức ăn cho người. Các sản phẩm phụ trong quá trình chế biến bột hàu là một nguồn cung cấp protein động vật tốt, giàu các amino acid thiết yếu và có hàm lượng cao hơn só với protein có nguồn gốc từ thực vật. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng thay thế bột cá bằng các phụ phẩm trong quá trình chế biến hàu làm thức ăn cho cá rô phi.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần trên cá rô phi sông Nin 21 ngày tuổi (cá hương). Thí nghiệm bao gồm 7 nghiệm thức thức ăn với hàm lượng phụ phẩm chế biến hàu (OBP) được trình bày trong Bảng, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Công thức thức ăn dựa theo nghiên cứu của Santiago et al. (1982). Cá được cho ăn ngày 3 lần.

Các chỉ tiêu tăng trưởng, hiệu quả sử dụng năng lượng của cá được phân tích, đánh giá hiệu quả thay thế bột cá bằng OBP sử dụng mô hình phân tích đường thẳng gãy khúc (Broken Line Model).

Kết quả nghiên cứu

- Kết quả phân tích theo mô hình đường thẳng gãy khúc cho thấy hàm lượng OBP tối ưu trong khẩu phần ăn của cá là 17%, tương ứng với mức thay thế 63,8% bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô phi sẽ cho kết quả tăng trưởng và hiệu quả sử dụng năng lượng tốt nhất.

- Cá ở nghiệm thức 4 (15% OBP, tương ứng với mức thay thế 56,4% bột cá) cho kết quả tương tự về các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với các nghiệm thức từ 1 đến 3, nhưng kết quả gần bằng nhất với mức thay thế tối ưu (17% OBP hay 63,8% mức thay thế bột cá) trong khẩu phần ăn của cá rô phi.  

- Kết quả phân tích về khả năng thay thế khoáng bằng OBP (nghiệm thức 7-MIN) cho kết quả như sau: tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại; trọng lượng trung bình cuối (FABW) thấp hơn; tăng trọng của cá (WG), hiệu quả sử dụng protein (PER) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở mức trung bình.

Kết luận

Phụ phẩm từ quá trình chế biến hàu (OBP) có thể thay thế đến 63,8% hàm lượng bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô phi; ngoài ra, OBP còn có thể sử dụng như là một nguồn khoáng chất rất tốt bổ sung vào thức ăn cho cá.  

Source: Huỳnh Như, TepBac

Nguồn: Theo aquanetviet.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết