Nông dân Trà Vinh tất bật vào vụ thu hoạch tôm

Adv thuysan247
Những ngày đầu tháng 7, người dân xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) đưa nhau ra đồng thu hoạch tôm đông như trẩy hội. Gương mặt phấn khởi nói lên được vụ mùa ấm no của bà con miền Tây …

Tôm của chủ đầm tôm Tô Hùng Vĩ tại xã Hiệp Thạnh đang được khai thác.

Những ngày đầu tháng 7, người dân xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) đưa nhau ra đồng thu hoạch tôm đông như trẩy hội. Gương mặt phấn khởi nói lên được vụ mùa ấm no của bà con miền Tây …

thuysan247.com

Vào lúc 11h, vuông tôm của ông Tô Hùng Vĩ (xã Hiệp Thạnh) đã tập trung hơn 20 nhân công, là người dân bản địa, bắt đầu thu hoạch vụ mùa giữa năm. Dưới mặt nước tĩnh lặng của ao nuôi có diện tích 1.600m2 là hơn 6 tấn tôm đang chờ thu hoạch.

Chú Hai Đấu, nhân công thu hoạch cho biết, đây là loại tôm trọng trọng lượng 38 con/kg. “Tổng sản lượng thu hoạch của ao là 6 tấn. Số tôm này sẽ bắt luôn trong buổi trưa, sau đem ra xe để kịp bán cho nhà máy”, chú Hai Đấu nói.

Dưới ao nuôi, những đôi bàn tay rắn chắc đang kéo mẻ lưới đầy ắp tôm tươi, nặng hàng tạ đưa lên bờ. Những tiếng bật nhảy tanh tách, theo nhịp tạo nên vũ điệu vui nhộn đặc trưng trên quên hương sông nước miền Tây.

Bên cạnh ao nuôi của chủ đầm Tô Hùng Vĩ, thì cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm nông dân cũng đã xuống nước thu hoạch tôm ở những ao nuôi trong vùng. Xã Hiệp Thạnh như một khu công nghiệp miệt vườn, với lưới che nắng giăng khắp, cánh quạt tạo ô xi xé nước quay rào rạt.

Không khí sản xuất chộn rộn cả ngày, cả tháng không nghỉ ngơi.Nông dân Phạm Thanh Hiền, nói mình là sui gia của chủ vuông tôm Tô Hùng Vĩ. Công việc của ông là dẹp ao, thu dọn cánh quạt, bộ phận cấp ô xi cho tôm đem lên bờ lau rửa, vệ sinh sạch sẽ để phục vụ lứa tôm mới. Ông Hiền cho biết, tôm ở huyện Duyên Hải, tôm ở Trà Vinh, tôm ở các tỉnh miền Tây cho thu hoạch quanh năm.

“Công việc vì thế làm không hết. Bà con làm thật, ăn thật. Nhờ mưa thuận gió hòa nên mấy năm nay nuôi tôm trúng lớn, ăn nên làm ra. Làm vụ nào trúng vụ đó, tôm dưới đầy ắp, xe của đại lý trên bờ hàng ngày đến chờ và thu mua. Cả ấp nuôi tôm, cả xã nuôi tôm, cả huyện rủ nhau nuôi tôm”, ông Hiền cho biết thêm.

Theo bà Nguyễn Thị Dân, chủ đại lý Hồng Dân, bình quân mỗi ngày bà thu mua 25 tấn tôm thẻ chân trắng. “Tôm này lấy trực tiếp từ nông dân, lấy xong thì chuyển lên cho đại lý cấp I”.

Hoạt động từ năm 2010, hiện nay có trên 2.000 hộ dân tại Trà Vinh cung cấp tôm cho đại lý Hồng Dân, có những hộ nông dân đã gắn bố với bà 9 năm nay. “Mỗi hộ nuôi có diện tích khoảng 4h, bình quân mỗi năm số lượng tôm mà tôi thu mua là 10.000 tấn”, bà Dân tiết lộ con số khổng lồ.

nuôi tôm, thu hoạch tôm, giá tôm, giá tôm Trà Vinh, nuôi tôm Trà Vinh

Chủ đại lý cấp II Phan Văn Bé kiểm tra chất lượng tôm trước khi nhập cho nhà máy chế biển thủy sản Minh Phú.

Theo bà Dân, từ trước đến nay đại lý cấp I và nhà máy tiêu thụ trả “tiền tươi thóc thật” ngay khi nhập hàng, nên bà con cứ đưa tôm lên khỏi bờ là có tiền, không hề chậm trễ. Dù chỉ là đại lý cấp II, nhưng bà Dân cho biết, mỗi ngày bà phải chi từ 2 – 3 tỷ đồng để thanh toán cho nông dân.

Từ ao tôm đến nhà máy

Sát cánh với người nông dân nuôi tôm trên ruộng đồng là những chủ đại lý cấp I, cấp II. Đây là những người  hiểu con tôm, hiểu người dân để “có quyết định kịp thời” cho việc mua, giá cả.

Ông Phan Văn Bé, Giám đốc Công ty Thanh Tân (tỉnh Trà Vinh) là đại lý cấp I, cho biết, hiện tại có 15-20 đại lý cấp II cung cấp sản lượng tôm ổn định hàng ngày cho ông. Với vùng nguyên liệu đầu vào rộng lớn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, hàng tháng đại lý thu mua từ 2.000 đến 2.500 tấn tôm.

Số tôm thu mua được ông Bé bán cho Tập đoàn Minh Phú bởi “tôi đã bán tôm cho Tập đoàn Minh Phú cả chục năm nay rồi, không rời được”. Theo ông Bé, cung cấp tôm cho Minh Phú có nhiều cái lợi và tránh được rủi ro các đại lý cấp II.

nuôi tôm, thu hoạch tôm, giá tôm, giá tôm Trà Vinh, nuôi tôm Trà Vinh

Ao nuôi này của ông Vĩ có diện tích 1.600 m2 với sản lượng 6 tấn.

Cụ thể, trước khi bắt tôm ở ao của người dân nào, đại lý cấp II sẽ có thông báo trên hệ thống cho đại diện của Minh Phú. Nhận được thông báo của đại lý, Minh Phú cử cán bộ kỹ thuật về tận ao tôm lấy mẫu để kiểm tra dư lượng kháng sinh xem có đạt tiêu chuẩn hay không và giám sát tại ao lấy mẫu. Minh Phú làm việc liên tục, không có giờ nghỉ và chỉ mất khoảng từ 5-6 h đồng hồ sau là có kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh trong con tôm. Khi đó mẫu kiểm nghiệm có đạt hay không đạt sẽ được Minh Phú báo ngay cho đại lý và báo luôn mức giá để mua.

Với cách làm này các đại lý, người nông dân (chủ vuông tôm) có thể chủ động được và họ tránh được rủi ro. Nhiều đơn vị khác thì khi chủ đại lý đưa tôm đến họ mới kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh, vì vậy trong trường hợp tôm không đáp ứng yêu cầu về dư lượng kháng sinh an toàn thì chủ đại lý gặp rủi do khi bị trả lại hàng hoặc bị mua với giả rẻ.

Ngoài ra, việc thanh toán của Minh Phú cũng rất nhanh gọn, rõ ràng. Tính thời gian từ lúc con tôm được vớt lên khỏi ao thì muộn nhất là sau  1 ngày tiền đã được trả cho đại lý và đại lý trả cho người dân, không có chuyện nợ đọng tiền.

“Cách làm việc này của Minh Phú các đại lý chúng tôi nói riêng và người nông dân nuôi tôm nói chung rất tin tưởng và yên tâm làm ăn. Thực tế có đến hơn 90% người dân Trà Vinh cung cấp tôm cho Minh Phú”- ông Phan Văn Bé nói.

Bà Lê Thị Cẩm Loan (đại lý Vĩnh Loan, phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) là đại lý cấp II, cho biết hiện nay đang cung cấp khoảng hơn 20 tấn tôm/ngày cho Minh Phú và chỉ cung cấp cho Minh Phú.

“Có tới 98% hộ dân nuôi tôm ở đây bán tôm cho Minh Phú bởi sức tiêu thụ của Minh Phú tốt, cách làm việc của họ khoa học, có sự sẻ chia khó khăn với các đại lý, người nông dân. Khi chúng tôi báo ao tôm cần khai thác thì lập tức có nhân viên ký thuật của Minh Phú đến ao giám sát và lấy mẫu kiểm tra dư lượng kháng sinh, kết quả kiểm tra, giá mua chúng tôi biết rất nhanh, tiền thanh toán cũng rất nhanh. Tôi đã có nhiều năm cung cấp tôm cho Minh Phú và rất yên tâm với cách làm việc khoa học, tin cậy, tôn trọng quyền, lợi ích của người nông dân và các đại lý thu mua”- bà Cẩm Loan nói.

Có tới 98% hộ dân nuôi tôm ở Trà Vinh bán tôm cho Tập đoàn Minh Phú

Theo bà Loan, từ khi bắt đầu thả lưới thu hoạch tôm đến lúc tôm được đưa về đến nhà máy Minh Phú- Hậu Giang được quy định là trong vòng 5 giờ đồng hồ. Làm như vậy để đảm bảo con tôm được tươi, đạt chất lượng cao nhất. Toàn bộ quá trình khai thác, cấp lạnh theo tiêu chuẩn đều có nhân viên của mInh phú trực tiếp giám sát.

Bà Lê Thị Thúy- Phó Giám đốc nguyên liệu, nhận hàng tôm nguyên liệu của tập đoàn Minh Phú cho biết, hiện tại có khoảng hơn 80% tôm của người nông dân toàn vùng Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng cung cấp tôm cho Minh phú.

Cách làm việc của Minh Phú là không kể ngày đêm, lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng kháng sinh tại ao nuôi, giám sát chặt chẽ, cho kết quả nhanh, thanh toán tiền nhanh, đặt lợi ích của doanh nghiệp và người nông dân, đại lý như nhau.

“Chúng tôi có 02 nhà máy với công suất 300 tấn/ngày. Lợi thế là với nhà máy tôm Minh Phú - Hậu Giang đón đầu được vùng tôm Trà Vinh, bến Tre, Sóc Trăng. Nhà máy tôm Minh Phú- Cà Mau đón đầu được vùng tôm Bạc Liêu, Cà Mau. Lợi thế thứ 2 là khi mà vùng Trà Vinh vào vụ mà vùng Cà Mau không vào vụ thì chúng tôi có thể điều chuyển tôm từ vùng Trà Vinh ra nhà máy Cà Mau và ngược lại. Chúng tôi có lợi thế nguyên liệu cho các đơn hàng nước ngoài lớn và luôn đảm bảo đáp ứng được đơn hàng về số lượng và chất lượng tốt nhất”- bà Thúy nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên thì riêng vùng Duyên Hải, Trà Vinh  có khoảng 30 đại lý cấp II cung cấp tôm cho Minh phú, có khoảng trên 1.200 ao nuôi lót bạt- ao áp dụng công nghệ mới (cho sản lượng khoảng 6-7 tấn tôm/ao nuôi). Ngoài số ao lót bạt còn có số lượng hàng nghìn ao đất khác nên sản lượng tôm nuôi ở vùng này là rất lớn.

Với vùng tôm Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Minh Phú có thể mua 30-40 ao tôm/ngày. Được biết, để cung cấp tôm cho 2 nhà máy (Minh Phú Hậu Giang, Minh Phú Cà Mau) tập đoàn Minh Phú hiện có khoảng 40 đại lý cấp I và 600 đại lý cấp II.

Trả lời phóng viên, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh đã thả nuôi gần 20.000ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong đó, sáu tháng đầu năm 2019, sản lượng khai thác tôm  đạt 6.395 tấn, tăng 5,06%.

Nguồn: Theo doisongphapluat.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết