Nitrate trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrate hóa nhờ hoạt động của một số vi khuẩn hóa tự dưỡng như Nitrobacter (nước ngọt) hay Nitrospina, nitrosococcus (nước lợ, mặn).
Nitrate còn được cung cấp từ nước mưa khi có sấm chớp, phản ứng tạo thành nitrate
như sau:
N2 +2O2 → 2NO2
2NO2 + H2O→ HNO2 + HNO3
Ngoài ra nguồn nitrat có thể được cung cấp từ việc bón phân hoặc quá trình tích tụ thức ăn thừa khi nuôi trồng thủy sản. Nitrat là sản phẩm cuối của vòng tuần hoàn Nito. Nitrate là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thụ dễ nhất, không độc với thủy sinh vật. Hàm lượng nitrate trong nước biển thường dao động từ 0,2-0,4 mg/L, trong khi ở các thủy vực nước ngọt hàm lượng nitrate có thể lên đến hàng chục mg/L.
Hàm lượng thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 0,1-10 mg/L. Hàm nitrate cao không gây độc cho cá nhưng có thể làm thực vật phù du nở hoa gây những biến đổi chất lượng nước không có lợi cho tôm cá nuôi.
Nitrate và Phosphat cao có thể là nguyên nhân gây hiện tượng tảo bùng phát, hiện tượng phú dưỡng. Nó là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác như pH, độ kiềm, …
Nguồn: Theo Tổng hợp Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết