Mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Adv thuysan247
Mô hình nuôi ghép tôm càng xanh với rong gai cho hiệu quả kinh tế và môi trường.

Tôm càng xanh.

Mô hình nuôi ghép tôm càng xanh với rong gai cho hiệu quả kinh tế và môi trường.

thuysan247.com

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm càng xanh

Có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt như ao, hồ, kênh mương cũng như vùng cửa sông, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, trong nuôi thương phẩm tôm sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp do con người cung cấp, ngoài ra tôm còn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi. Tuy nhiên, FCR cao trong quá trình nuôi khiến giá thành tăng, gây ô nhiễm môi trường và giảm năng suất.

Hiện nay, tôm càng xanh chủ yếu được nuôi trong ao đất hoặc xen canh với cây lúa và đều đem lại hiệu quả tốt, đây cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trường và phát triển của các loại thủy thực vật có vai trò tối quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm qua đó góp phần giảm FCR của vụ nuôi.

Nuôi tôm càng xanh kết hợp rong gai

Theo một nghiên cứu mới, việc nuôi tôm càng xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu bổ sung thủy sinh vật (waterthyme) vào hệ thống nuôi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các tác động và hiệu quả kinh tế của việc thêm cây rong gai hay rong mái chèo (Hydrilla verticillata) vào môi trường nuôi với các mật độ khác nhau.


Chất lượng môi trường cho rong gai phát triển (theo Flowgrow.de).

Các chỉ tiêu môi trường cho rong gai phát triển hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường tại nước ta. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét tác động của cây rong gai đến các yêu cầu về chất lượng tôm thương phẩm và chất lượng nước. Loài thực vật này góp phần quan trọng trong xử lí nước, đóng vai trò như một bộ lọc sinh học. Ngoài ra chúng còn sử dụng chất thải khi nuôi tôm làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình phát triển và là thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của tôm giúp giảm chi phí thức ăn cũng như chi phí xử lí nước thải.


Cây rong gai hay rong mái chèo.

Nghiên cứu được thực hiện trong năm bể khác nhau bao gồm kiểm soát độc canh tôm mà không có rong gai, thả tôm với mật độ 30 con/m2. Cùng thời điểm đó, bốn bể còn lại rong chiếm 15% thể tích bể. Có một vấn đề xảy ra khi thực hiện hệ thống nuôi kết hợp prawn-plant ( tôm và rong) này là số lượng tôm đực nhỏ  và tôm cái chưa trưởng thành nhiều, nhưng hơn 77,2% tôm đạt hoặc vượt quá 40g khi hoàn thành các thử nghiệm, cao hơn so với bể không có rong gai sinh sống và trong sáu tháng tất cả đều có kích cỡ phù hợp với yêu cầu thị trường.

Các nhà khoa học kết luận mô hình tôm càng xanh với rong gai vừa khả thi vừa đem lại lợi nhuận. Tôm được nuôi với mật độ tối ưu là 20 con/m2, lượng thức ăn tiết kiệm được là 20% so với mô hình nuôi không kết hợp rong gai. Theo ước tính, đầu tư vào việc thiết lập hệ thống nuôi kết hợp trên tạo ra gấp 3,87 lần doanh thu của hệ thống nuôi thông thường, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mô hình nuôi ghép tôm càng xanh và cây rong gai nên áp dụng ở các trang trại nuôi lớn.

Giải pháp cho điều kiện nuôi ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, với điều kiện và chất lượng các hệ thống nuôi tại Việt Nam, người nuôi hoàn toàn có thể cân nhắc nuôi kết hợp mô hình nuôi ghép tôm càng xanh – cây rong gai. Bên cạnh đó cần điều chỉnh lượng rong gai sao cho phù hợp với mật độ nuôi. Theo ước tính, nếu thả nuôi tôm càng xanh toàn đực trên 1 ha, người nuôi có thể thu lợi nhuận 100 triệu đồng sau mỗi vụ. Đây cũng là đối tượng nuôi triển vọng cho ĐBSCL trong bối cảnh khí hậu biến đổi bất thường, tôm có thể phát triển tốt hơn và có chất lượng thịt ngon hơn ở độ mặn thấp (0 – 15 ‰), . Hiệu quả cao cùng với điều kiện thuận lợi, bà con cũng nên cân nhắc thử nghiệm nuôi tôm càng xanh toàn đực với mô hình trên và kiểm tra độ hiệu quả.

Nguồn: Theo tepbac.com
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết