Lão nông nuôi Biofloc tăng sản lượng tôm lên đến 400 %

Adv thuysan247
Trang trại nuôi tôm rộng 40 ha của lão nông Suryakumar Boriah nằm ở làng Tamil Nadu, bang Mahendrapalli, Ấn Độ đang dùng công nghệ nuôi biofloc (BFT) để kiểm soát dịch bệnh và tăng gia sản lượng. Đây là trang trại điển hình của nghề nuôi tôm thân thiện với môi trường.

Trang trại Hitide Seafarms của lão nông Suryakumar Boriah (Ấn Độ)

Trang trại nuôi tôm rộng 40 ha của lão nông Suryakumar Boriah nằm ở làng Tamil Nadu, bang Mahendrapalli, Ấn Độ đang dùng công nghệ nuôi biofloc (BFT) để kiểm soát dịch bệnh và tăng gia sản lượng. Đây là trang trại điển hình của nghề nuôi tôm thân thiện với môi trường.

thuysan247.com

Vấn đề trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay

Ngành nuôi tôm được thâm canh hóa kéo theo dịch bệnh ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, nông dân thường sử dụng hóa chất như một cách phòng và trị khi có dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng hóa chất lại ảnh hưởng đến miễn dịch của tôm, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, không chỉ ảnh hưởng đến vụ nuôi mà còn gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mặt khác, thức ăn dư thừa và chất thải của tôm làm tăng NH3 trong ao nuôi. Nồng độ NH3 có xu hướng tăng khi tăng lượng thức ăn để đảm bảo nhu cầu của tôm nuôi thâm canh. Với chất thải dư thừa và thức ăn trong ao, một trong những cách xử lý chất hiệu quả là xả bỏ nước ao để loại bỏ NH3. Tuy nhiên, nếu nước thải nuôi tôm không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nước ở vùng nuôi, thậm chí gây ô nhiễm cho các vùng nuôi lân cận.

Giải quyết vấn đề bằng công nghệ nuôi Biofloc

Khi mới thành lập trại tôm Hitide Seafarms, ông Boriah đã sử dụng phương pháp truyền thống bơm nước từ cửa sông để trao đổi nước ao nhưng chất lượng và mực nước của cửa sông thường bị ảnh hưởng bởi lượng mưa ít ỏi. Sau đó, trại nuôi của ông phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ khi mắc phải dịch đốm trắng. 


Lão nông 60 tuổi Suryakumar Boriah.

Trước tình hình này, ông đã tìm hiểu và áp dụng công nghệ Biofloc cho trại nuôi của mình. Công nghệ Biofloc là quá trình tự nitrat hóa trong ao nuôi tôm không cần thay nước, dùng vi khuẩn dị dưỡng để xử lý thức ăn thừa, phân tôm, xác vi sinh vật, vi khuẩn, tảo, nấm, động vật không xương sống…. Vi khuẩn dị dưỡng trong ao sẽ tiêu thụ lượng NH3 sinh ra trong quá trình nuôi. Ngoài ra, để nhân nhanh vi khuẩn dị dưỡng, ông Boriah còn bổ sung rỉ mật đường để tăng sinh khối, cung cấp protein cho tôm.

Để tối ưu hóa công nghệ biofloc cũng như phòng ngừa dịch bệnh, trại tôm Hitide Seafarms được ông Boriah lót bạt nhựa HDPE (high-density polyethylene) toàn bộ. Do Biofloc hoạt động dựa trên nguyên lý vi khuẩn dị dưỡng ăn vật chất hữu cơ nên vi khuẩn sẽ tiêu thụ oxy hòa tan để phát triển, mặt khác, sinh khối vi khuẩn cũng làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Vì vậy, công nghệ này cần phải trang bị máy sục khí liên tục, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của trại tôm biofloc.

Kết quả

 

Tôm từ trại nuôi của ông Boriah. Ảnh: M Kabir Ahmed

 

Hiện tại, ao nuôi tôm biofloc của ông Boriah cho năng suất lến đến 20 tấn/ha/vụ so với 5 tấn nếu nuôi theo truyền thống (theo năng suất nuôi tôm bình quân của Ấn Độ), như vậy sản lượng cao hơn khoảng bốn lần so với canh tác thông thường. Theo ông Boriah, cần đầu tư khoảng 30 Rupees/ha (khoảng 9,5 triệu VND) để thiết lập một trang trại nuôi tôm biofloc thân thiện với môi trường.

Ông Boriah cho rằng nuôi tôm theo công nghệ biofloc không chỉ tăng năng suất và lợi nhuận mà còn là giải pháp để quản lý chất lượng nước và phát triển bền vững ngành nuôi tôm công nghiệp. 

Tại trại tôm Hitide Seafarms, lão nông Suryakumar Boriah đã chia sẻ về một cách đơn giản về kinh nghiệm nuôi tôm biofloc của ông: “Nông dân chỉ cần tuân theo các quy tắc đã có sẵn của công nghệ Biofloc, đảm bảo nguồn tôm giống sạch, tránh hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi. Như vậy, nuôi biofloc sẽ đảm bảo rằng nước thải và tiền đầu tư của bạn sẽ không bị đổ xuống sông.”

Nguồn: Theo The Better India
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết