Kẻ thù của nấm đồng tiền trong nuôi tôm ao bạt

Adv thuysan247
Ở nhiều ao bạt nuôi tôm (hoặc ao bạt bờ, nền đáy), vào những ngày sụp tảo, nhiều chất hữu cơ trong ao, cộng với độ mặn cao, hay thời tiết giao mùa, nhiệt độ xuống thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm đồng tiền phát triển. Không chỉ vậy, loài này còn bám đầy trên bạt, quạt nước, phao và các dụng cụ nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Vậy làm thế nào để trị dứt điểm nấm đồng tiền?

Ở nhiều ao bạt nuôi tôm (hoặc ao bạt bờ, nền đáy), vào những ngày sụp tảo, nhiều chất hữu cơ trong ao, cộng với độ mặn cao, hay thời tiết giao mùa, nhiệt độ xuống thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm đồng tiền phát triển. Không chỉ vậy, loài này còn bám đầy trên bạt, quạt nước, phao và các dụng cụ nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Vậy làm thế nào để trị dứt điểm nấm đồng tiền?

thuysan247.com

Nấm đồng tiền là gì và từ đâu mà có?

Đây không chỉ là một loài nấm đơn thuần mà chính xác hơn là địa y, một sự kết hợp của nấm sợi và các sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm đồng tiền còn gọi là nấm chân chó đều là những tên gọi dân dã do người nuôi tôm đặt dựa vào hình dạng của chúng. Nấm đồng tiền có hình vảy, hình nhánh cây hay đôi khi cũng búi thành dạng sợi.

Loại nấm đồng tiền có một mùi tanh rất nồng, gây cảm giác khó chịu. Chúng thường xuất hiện ở những ao lâu năm, ít được nạo vét, chà rửa bạt. Do có thể quang hợp nên nấm thường chỉ xuất hiện cách mặt nước 20-30cm, bám chặt trên bạt, nhá (vó), nền đất trong ao. Thường thấy sau 7-10 ngày cấp nước, ở những vùng nuôi tôm có độ mặn cao, cộng thêm hiện tượng sụp tảo với hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, làm kích thước của nấm đồng tiền tăng lên nhanh. Ban đầu, nấm đồng tiền chỉ nhỏ bằng ngón tay út, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sẽ to lên và lây lan một cách chóng mặt.

Nấm đồng tiền bạt ao
Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm.

Tác hại tưởng nhỏ mà không nhỏ của nấm đồng tiền

Mùi “hấp dẫn”: Như đã nói ở trên, nấm đồng tiền có mùi rất tanh, nhưng đây lại là một mùi hấp dẫn đối với tôm. Tôm là loài ăn tạp, nên những con tôm không giành được nhiều thức ăn sẽ bơi dọc bờ ao để ăn nấm đồng tiền. Khi vào đường ruột, nấm sẽ tiết độc tố, làm tôm khó tiêu hóa được thức ăn, dần dần tôm bỏ ăn và mắc các bệnh về đường ruột. Từ đó, tôm bị ốp thân, còi cọc, chậm lớn và bắt đầu chết rải rác đến cuối vụ.

Nơi cư trú của mầm bệnh: Sau một thời gian phát triển trong ao, nấm sẽ hình thành tổ. Đây là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho tôm như vi khuẩn, ký sinh trùng hay vi bào tử trùng, làm tăng tỷ lệ dịch bệnh ở khu vực nuôi.

Ô nhiễm môi trường nuôi: Sự phát triển của nấm đồng tiền trong ao làm môi trường nước bị ô nhiễm do độc tố của chúng. Khi nấm đã phát triển trên diện rộng thì việc theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước và cả sức khỏe tôm sẽ gặp nhiều khó khăn, do hệ sinh thái ao bị thay đổi. Đồng thời, độc tố nấm đồng tiền cũng làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và men vi sinh sử dụng cho tôm.

Phòng trị nấm đồng tiền

Bệnh do nấm thường rất khó điều trị dứt điểm vì chúng chứa độc tố cao, lây lan nhanh, và gây tổn hại rất lớn cho tôm. Do đó, các giải pháp phòng ngừa phải đặt ưu tiên hàng đầu:

- Từ đầu vụ phải có quy trình cải tạo ao triệt để, diệt hết bào tử của nấm đồng tiền còn sót lại trong vụ trước. Kỹ lưỡng và tuân thủ các nguyên tắc khi bón vôi, phơi ao. Một lưu ý là việc chà rửa bạt thì không hiệu quả, dó có thể làm bào tử nấm phát tán mạnh hơn, nấm lan nhanh và tiết độc tố gây hại nhiều hơn.

- Việc phát hiện sớm sẽ có lợi cho việc loại bỏ nấm đồng tiền ra khỏi ao. Nâng cao mực nước để nấm luôn chìm trong nước, mục đích là giảm ánh sáng để hạn chế sự quang hợp của nấm. Dùng vi sinh gây màu nước, không cho tôm ăn gần bờ và cách ly những dụng cụ bị nhiễm nấm

Nguồn: Theo phòng Kỹ thuật An Bình
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết