Sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã đến với 190 nước và vùng lãnh thổ. Trong ảnh là phân xưởng chế biến chuối xuất khẩu tại một hợp tác
Tại diễn đàn về kết nối giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt – Trung diễn ra chiều 30-11, doanh nghiệp hai bên đã ký kết hơn 20 thỏa thuận, hợp đồng về thúc đẩy xuất nhập khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy sản, logistics, nông nghiệp công nghệ cao.
Chiều 30-11, Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt – Trung đã diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ thương mại du lịch quốc tế Việt Trung lần thứ 15 năm 2023, theo TTXVN.
Tại đây, các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 20 thỏa thuận, hợp đồng kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, thương mại, logistics, nông nghiệp công nghệ cao.
Cũng theo bản tin trên, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ra thị trường thế giới năm 2022 đạt hơn 53,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,3% so với năm 2021. Sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã đến với 190 nước và vùng lãnh thổ. Trong số đó, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Thông tin tại diễn đàn, đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sự kiện này là cơ hội cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, thương nhân, các hiệp hội ngành hàng cả hai nước kết nối hợp tác doanh nghiệp cũng như nhận diện được các khó khăn, đề xuất các giải pháp bền vững nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Trong đó, nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất nhập khẩu hai nước như các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng cửa khẩu, logistics qua biên giới và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Ngoài ra, hai bên cần tiến hành quản lý tiêu chuẩn các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất nhập khẩu, liên kết các tiêu chuẩn về chất lượng, bao bì, truy xuất nguồn gốc, đồng thời tăng việc đưa thêm nhiều sản phẩm như hải sản ướp lạnh, sứa, dược phẩm và thực phẩm, dược liệu đông y… vào danh mục giao dịch.
Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, phía Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp với tỉnh sớm khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại một số cặp cửa khẩu, đồng thời, tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan; sớm tổ chức lễ công bố chính thức vận hành đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua Tân Thanh (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc), thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan…. Đại diện Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây mong muốn, Việt Nam triển khai hoạt động cửa khẩu thông minh theo thỏa thuận khung đã ký kết giữa hai bên; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
Trúc Đào
Nguồn: Theo TẠP CHÍ KINH TẾ SÀI GÒN Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết. BQT Thủy Sản 247 Group. Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]. Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo. |
Bình luận bài viết