Đồng Tháp: Tần tảo mưu sinh mùa cá ra

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Hằng năm, vào mùa cá ra từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 âm lịch, đông đảo người dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thường tổ chức đánh bắt thủy sản bằng hình thức thả lưới, giăng câu, cất vó, đặt dớn, quăng chài…

Người dân tần tảo mưu sinh khi mùa nước về

Hằng năm, vào mùa cá ra từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 âm lịch, đông đảo người dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thường tổ chức đánh bắt thủy sản bằng hình thức thả lưới, giăng câu, cất vó, đặt dớn, quăng chài…

thuysan247.com

Ông Đoàn Văn Rặt, 55 tuổi, ở ấp 4, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đặt 10 dàn dớn, với hơn 200 m trên cánh đồng ngập nước phía sau nhà từ hơn nửa tháng nay. Mỗi ngày một lần vào sáng sớm, ông Rặt bơi xuồng đổ dớn kiếm được từ 5 – 7 kg cá, cua đồng, lươn, ếch, rắn; lần nào trúng cũng kiếm được từ 15 – 20 kg thủy sản các loại. Sau khi chọn các loại lươn giống bán cho người nuôi và mớ cá ngon bán cho bạn hàng ở chợ, chừa lại một ít cá, cua đồng đủ để ăn trong ngày; còn mớ cá vụn ông Rặt bán cho những hộ làm mồi nuôi cá, lươn, thu nhập từ vài trăm ngàn đến trên một triệu đồng, vừa cải thiện bữa ăn trong gia đình – vừa có tiền lo cho con, cháu ăn học… 

Gia đình anh Võ Văn Hào ở xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thả 500 m lưới loại 3 phân, mỗi ngày anh bắt được từ 7 – 10 kg cá rô đồng, cá chốt, cá rằm, cá sặt, cá chạch, cá lòng tong… thu nhập từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn đồng, cải thiện được cuộc sống kinh tế gia đình. Ngày nào giăng lưới được nhiều, bán không hết ông Liệp huy động người thân trong gia đình cắt đầu cá, làm sạch vẩy, ruột cá… để làm khô, làm mắm. 

Bên cạnh nghề giăng lưới, đặt dớn… người dân huyện Tam Nông còn sử dụng phương tiện đánh lưới để khai thác thủy sản. Người dân cho biết: khi thực hiện mỗi mẻ lưới giựt cần phải có từ 7 – 10 lao động. Trước tiên, cho hai chiếc tàu có lắp đặt máy D15 chạy sát kè, khi tới điểm xuất phát lưới được bủa xuống kênh; lập tức 2 chiếc tàu tách ra 2 phía từ từ xa nhau và lưới mỗi lúc được bung rộng ra. Viền dưới của 2 đầu lưới được treo 2 thỏi chì nặng cỡ 30 kg trở lên để bám sát mặt đáy kênh… Hai chiếc tàu chạy khoảng 500 m là phát tín hiệu cho tàu sáp lại gần nhau như ban đầu. Trong phút chốc các lao động kéo lưới nối ráp lại; cử ra một người có kinh nghiệm kéo nhanh viền dưới của lưới lên… Trung bình mỗi đợt đánh lướ bắt được khoảng 40 kg cá các loại… Mỗi mùa cá ra kiếm cũng được 20 triệu đồng.

Vào thời điểm nước kém, cá trên đồng lũ lượt kéo nhau ra sông, kênh, rạch… Ở những nơi nước xoáy hay ở những nơi đầu vàm kênh, ngã ba, ngã tư, ngã năm trong những ngày cá ra, nhiều người dân ngày đêm quăng chài, thả lưới. Cuộc sống mưu sinh trên sông nước Tam Nông vô cùng phong phú và đa dạng. 

Trần Trọng Trung

Nguồn: Theo Tạp Chí Thủy Sản
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết