ĐBSCL chỉ mới 0,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số

Adv thuysan247
Số liệu trên được Tổng cục thủy sản cho biết tại hội nghị đánh giá Công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Nhiều cơ sở nuôi thủy sản lồng bè tại khu vực ĐBSCL chưa được cấp mã số quản lý.

Số liệu trên được Tổng cục thủy sản cho biết tại hội nghị đánh giá Công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

thuysan247.com

Thực hiện Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản năm 2017, Tổng cục Thủy sản đã tham mưu ban hành các văn bản về việc thực hiện đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, đồng thời tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo, tập huấn hướng dẫn, triển khai tới cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương và người sản xuất thủy sản. Trong đó có nội dung quy định về đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Đến nay, các địa phương trên cả nước đã cấp mã số cho 5.408 ao nuôi của 1.097 cơ sở nuôi cá tra; 2.440 cơ sở nuôi tôm nước lợ và 230 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè.

Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 494.635 cơ sở nuôi tôm nước lợ thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký và cấp giấy xác nhận. Tuy nhiên, đến nay 8 tỉnh ven biển ĐBSCL có nuôi tôm nước lợ mới cấp được 1.790 cơ sở (đạt khoảng 0,4%), trong đó tích cực nhất là Sóc Trăng đã cấp 1.502/39.990 cơ sở (đạt 3,8%) tiếp đến là Kiên Giang cấp 210 cơ sở; Bến Tre cấp 42 cơ sở; Tiền Giang cấp 16 cơ sở; Cà Mau cấp 12 cơ sở; Bạc Liêu cấp 7 cơ sở; Trà Vinh cấp 01 cơ sở; Long An chưa cấp được cơ sở nào

Báo cáo tham luận tại hội nghị, đại diện các địa phương trong vùng ĐBSCL cho biết vướng mắc lớn nhất trong công tác cấp mã số cho cơ sở nuôi là do phần lớn hộ nuôi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), đất không chính chủ và số còn lại thì không có hợp đồng thuê đất dài hạn;  Giấy CNQSDĐ của các hộ dân nuôi trồng thủy sản phần lớn là đất trồng lúa, đất rừng, trồng cây hàng năm, đất ven sông… là chưa phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Thủy sản 2017, vì vậy người dân gặp khó khăn khi thiết lập hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản.

Nhiều tổ chức, cá nhân đang nuôi tôm trong vùng đất trồng lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang đất nuôi trồng thủy sản nhưng chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng vì giấy CNQSDĐ đã thế chấp cho ngân hàng vay vốn…

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản Trần Đình Luân, việc tiến đến cấp mã quản lý tất cả vùng nuôi là yêu cầu tất yếu của thị trường trong bối cảnh hội nhập. Để khắc phục những khó khăn mà các địa phương đặt ra, sắp tới Tổng cục thủy sản sẽ phối hợp với các địa phương rà soát và triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy xác nhận cơ sở nuôi tôm để người dân thực hiện; Lập các đoàn công tác phối hợp với các đơn vị, địa phương xuống trực tiếp với người dân để hướng dẫn cơ sở nuôi trồng thuỷ sản về hồ sơ đăng ký cấp giấy xác nhận nuôi thủy sản.

Phối hợp cùng địa phương trong chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thuỷ sản và các vướng mắc liên quan; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức để xử lý những khó khăn, vướng mắc, tồn tại nhất là với ngành Tài nguyên môi trường để có giải pháp tháo gỡ.

Nguồn: Theo Enternews
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết