Chia sẻ của chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực di truyền của tôm

Adv thuysan247
Chuyên gia Marcela Salazar, một trong những người đi tiên phong về việc nghiên cứu di truyền trên tôm đã nói về các chương trình nhân giống tôm cùng với thuận lợi và thử thách khi bà thực hiện.

Nghiên cứu di truyền trên tôm là một công việc thú vị nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức.

Chuyên gia Marcela Salazar, một trong những người đi tiên phong về việc nghiên cứu di truyền trên tôm đã nói về các chương trình nhân giống tôm cùng với thuận lợi và thử thách khi bà thực hiện.

thuysan247.com

Cảm hứng để đến với nghiên cứu di truyền trên tôm của chuyên gia

Bà là một bác sĩ y khoa đam mê nghiên cứu. Khi làm việc trong các dự án về việc kiểm tra tính tương hợp trong cấy ghép tủy xương, bà đã được tiếp cận sâu hơn với miễn dịch học. Sau đó, bà làm tại một cbà ty tiên phong về nghiên cứu sinh học phân tử  và theo bà một sự tình cờ đã đưa bà vào thế giới của tôm. Năm 1999, virus WSSV xuất hiện và gây hại cho tôm ở bờ biển Thái Bình Dương. Do đó, Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở Colombia đã yêu cầu công ty của bà thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mầm bệnh để giúp ngăn ngừa và kiểm soát virus này. Bà theo suốt dự án từ lúc đầu và cũng từ đó bắt đầu suy nghĩ về một lĩnh vực mới cho bản thân mình.

Tác động để chuyên gia hiện thực hóa các chương trình nhân giống tôm

Bà tìm đến sự hỗ trợ của nhiều bộ phận khác nhau, từ những đội ngũ đang làm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực có liên quan, để tiếp cận được với những cbà nghệ và cơ sở vật chất hiện đại. Bà tạo ra một sức mạnh tổng hợp giữa di truyền và dinh dưỡng. Họ cũng tìm được tiếng nói chung, cùng học hỏi kinh nghiệm từ các chương trình nhân giống khác. 

Ở Colombia, phòng nghiên cứu của bà và các cộng sự gần như là cách ly với các cơ sở nuôi trồng khác trong nước. Khí hậu vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng (P. vannamei). Họ có nhiều không gian để mở rộng và sản xuất số lượng tôm bố mẹ theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó là một phòng thí nghiệm được lập ra để thực hiện công việc nghiên cứu.

Những vấn đề mà chuyên gia đang tập trung nghiên cứu cũng như thành tựu đã đạt được

Phòng nghiên cứu của bà đã giới thiệu về những bộ gen tôm có khả năng kháng vius đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Ưu tiên của bà là sản xuất những con tôm sạch, an toàn, không có mầm bệnh, có tiềm năng phát triển cao, nhưng phải chống lại được mầm bệnh và điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Viện nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu như đã mô tả được ảnh hưởng của việc tăng thân nhiệt của tôm trong nhiễm WSSV. Đồng thời cũng chỉ ra rằng những tế bào chết  trong cơ thể là một phần trong phản ứng chống lại virus của tôm. Hơn nửa viện nghiên cứu đã xác định được sự tỷ lệ ngược của giữa tăng trưởng và kháng WSSV ở tôm thẻ chân trắng và tự hào rằng đã sản xuất được dòng tôm khỏe mạnh với tốc độ tăng trưởng cao. 

Cũng như các loài thủy sản khác, thị trường tôm bố mẹ cũng đang tăng trưởng đều đặn. Nổi bật là lượng tôm bố mẹ xuất khẩu từ Hawaii, quê hương của các chương trình nhân giống ở Mỹ tăng trưởng rõ rệt. Năm 2003 đạt gần 100.000 lên tới 800.000 trong năm 2015. Năm 2017, giá trị xuất khẩu đạt gần 30 triệu USD. Một số chương trình nhân giống ở Châu Á cũng phát triển tốt hằng năm.

Sự khác biệt giữa tôm SPR, SPF, SPT và APE

Tôm SPF là những con tôm được thử nghiệm và xác định là không có mầm bệnh. Theo hướng dẫn được thiết lập bởi USMFSP, tôm được thử nghiệm phải xuất phát từ một quần thể đã được kiểm tra âm tính với các mầm bệnh cụ thể trong ít nhất 24 tháng. Phải được nuôi trong các cơ sở có an toàn sinh học cao, tuân theo các biện pháp quản lý an toàn sinh học cùng với chương trình giám sát phù hợp sử dụng các xét nghiệm phân tử và mô bệnh học.

Tôm APE là thuật ngữ mô tả các con tôm nuôi trong ao hay bể , nơi chúng đã tiếp xúc với một hoặc nhiều mầm bệnh thông qua các thử nghiệm trong điều kiện nuôi cấy hoặc trong các môi trường nuôi khắc nghiệt. Thuật ngữ này cũng dễ gây hiểu lầm bởi vì tôm sẽ không bao giờ tiếp xúc với tất cả các mầm bệnh. Những con tôm này có thể mang mầm bệnh và có nguy cơ lây truyền.

Tôm SPR là dòng tôm kháng mầm bệnh cụ thể nào đó khác với SPT là khả năng chống chịu được một mầm bệnh nào đó. Kháng thể là khả năng chống lại mầm bệnh của tôm, chống lại vật lạ xâm nhập vào cơ thể chúng. Sức chịu đựng là giới hạn mà tôm có thể chịu được với mầm bệnh, hay nói cách khác là khả năng “sống chung với kẻ thù” của tôm. Hai loại phòng vệ trên có cả ở thực vật, động vật không xương sống và động vật có xương sống. 

Một quan niệm sai lầm khi nói về kháng thể của tôm là một đặc điểm định tính và tôm có khả năng đề kháng hoặc mẫn cảm cao. Còn sức chịu đựng là một đặc điểm định lượng với nhiều mức độ khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi môi trường. Nhưng trên thực tế cả hai đều là định tính và đều bị ảnh hưởng bởi môi trường. Do đó, khó phân biệt giữa dòng SPR và SPT

Những thách thứ mà ngành tôm phải vượt qua trong tương lai

Thách thức chính là làm sao có thể sản xuất một con tôm khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, không chỉ chống lại được mầm bệnh và còn có khả năng phục hồi trong điều kiện nuôi thương phẩm. Tuy nhiên môi trường biến động là một ảnh hưởng không nhỏ đối với các nhà nghiên cứu, chẳng hạn như nồng độ oxy thấp. Đặt ra một câu hỏi lớn là làm thế nào để tăng trưởng nhanh mà không làm tăng mức độ tử vong của tôm.

Nguồn: Theo Rob Fletcher
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết