Cà Mau: Thế “thượng phong” của con sò huyết

Adv thuysan247
Không phải con tôm hay con cua, sò huyết mới là nguồn thu nhập chính của người dân ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước. Bởi theo người dân nơi đây gần như 100% ao nuôi sò cho hiệu quả ngoài mong đợi.

Ảnh minh họa

Không phải con tôm hay con cua, sò huyết mới là nguồn thu nhập chính của người dân ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước. Bởi theo người dân nơi đây gần như 100% ao nuôi sò cho hiệu quả ngoài mong đợi.

thuysan247.com

Sò huyết lên ngôi

Từ những năm 2010, mô hình nuôi sò huyết bắt đầu xuất hiện rải rác ở một số xã như: Đông Thới (huyện Cái Nước); Tân Đức, Tân Thuận, Thanh Tùng, Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi); Hòa Tân (TP Cà Mau) và các xã thuộc huyện Năm Căn, Ngọc Hiển.

Huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển là những địa phương có diện tích và số hộ nuôi sò huyết nhiều tại Cà Mau hiện nay. Riêng tại huyện Cái Nước có trên 6.000 ha; huyện Năm Căn trên 1.500 ha; huyện Đầm Dơi khoảng 13.000 ha xen canh tôm, cua, sò huyết; huyện Ngọc Hiển trên 1.000 ha… Trong đó xã Đông Thới (huyện Cái Nước) được xem là nơi hình thành và phát triển mô hình nuôi sò huyết khá sớm và quy mô lớn so với các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã nuôi sò huyết, với trên 100 hộ dân tham gia. Theo bà con nông dân, nếu gặp thời tiết thuận lợi, ít hao hụt, bình quân năng suất đạt trên 1 tấn/ha/năm, với giá bán cao như hiện nay 130.000 - 150.000 đồng/kg loại 80 - 100 con; trừ chi phí thu lãi khoảng 200 - 220 triệu đồng.

Ảnh minh họa

Thời gian qua, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân Cà Mau cũng thí điểm mô hình, kết hợp hỗ trợ kỹ thuật, vốn, nhân rộng mô hình, đồng thời tăng cường công tác quản lý vùng nuôi để giúp bà con sản xuất hiệu quả. Bên cạnh đó, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh, các huyện, thành phố đã phần nào chia sẻ cùng các địa phương trong thực hiện các mô hình, dự án nuôi trồng, trong đó ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các Hợp tác xã, Tổ hợp tác phát triển.

 

Tập trung làm giàu

Đến ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới sẽ nghe tiếng vang của con sò huyết mang lại cho người dân nơi đây từ vật chất đến tinh thần. Khi nghe ông Trần Bửu mà người dân nơi đây thường gọi là ông Sáu Bửu và ông Nguyễn Minh Phồi kể về chuyện làm giàu từ con sò huyết mới thấy được mô hình nuôi kết hợp giữa con sò huyết với con tôm và con cua chặt chẽ và hiệu quả đến nhường nào.

Phó Chủ tịch UBND xã Võ Văn Triệu cho biết: “Do điều kiện đất đai thổ nhưỡng phù hợp để nuôi sò nên những hộ ít đất cũng nuôi được, đặc biệt những hộ nghèo thuộc diện nghèo ít đất, dân tộc nuôi theo hình thức tỉa thưa, tận dụng thời gian nhàn rỗi tìm sò giống tại các con sông trên địa bàn xã như: kênh sáng Đông Hưng, kênh Họa Đồ, Kinh Lớn, Kinh Nhỏ và Sông Bảy Háp để tiết kiệm chi phí con giống”.

Những hộ khó khăn ít đất đó, nhất là hộ có diện tích 1.000 m2 nuôi cho thu nhập từ 60 triệu đồng, khi trúng mùa và trúng giá thì được trên 70 triệu đồng. Nhờ đó, mô hình này đã phủ sóng tất cả 5 ấp của xã ở những hộ có điều kiện môi trường ao nuôi như không rộng, nền đáy kênh sạch và có ý trí làm giàu. Mỗi năm UBND xã Đông Thới tổ chức 2 - 3 cuộc hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết cho người dân đã và đang nuôi để cung cấp thêm kỹ thuật giúp nông dân nuôi ngày một hiệu quả hơn.

Ông Sáu Bửu chia sẻ: “Hiện nay người dân trong ấp xem con tôm và con cua là giải pháp lấy ngắn nuôi dài, phục vụ cho sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, tất cả tập trung cho con sò huyết để làm giàu”.

Ông Bửu vừa đùa và vừa thiệt: “Những hộ nào có đất là có sò, có đất là có tiền, không thể nghèo được”. Và minh chứng cho câu nói đó là trường hợp của anh Huỳnh Văn Hiền cùng xóm với ông lưu lạc nhiều năm nay trở về đây sinh sống được ông chia sẻ hiệu quả của con sò huyết và anh đã thả 270 kg sò giống, giá 57 triệu đồng trên diện tích hơn 10.000 m2. Đúng 10 ngày thả nuôi, kiểm tra sò phát triển thế nào, ông Sáu Bửu nói: “Năm đầu thả nuôi sò phát triển thế này thì không trúng mới lạ đó, tính đường nào cũng thu trên 2 tấn sò thương phẩm tương đương 300 triệu đồng, chờ ngày thu hoạch đếm tiền đi Hiền ơi!”.

>> Từ hiệu quả mà con sò mang lại qua nhiều năm, cuộc sống của người dân trong ấp, từ những hộ nuôi sò huyết trong vuông tôm tiên phong như ông Sáu Bửu đến nay trong ấp có trên 100 hộ dân nuôi, từ diện tích đất ít nhất 1.000 m2 đến trên 10.000 m2 ưu tiên cho con sò quyết có điều kiện phát triển tốt nhất rồi đến con tôm và cua.
Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết