Bất ngờ nguyên nhân cá chết nổi trắng mặt nước nhánh sông Sa Lung

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Sau nhiều ngày đặt lừ bắt cá, một người dân phát hiện rất nhiều cá chết trong lừ nên ngang nhiên đổ ra nhánh sông Sa Lung (Quảng Trị). Nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông Sa Lung phát hiện cá chết 'hoảng hồn' báo cáo chính quyền địa phương để truy tìm nguyên nhân.

Cá chết nổi trắng mặt nước.

Sau nhiều ngày đặt lừ bắt cá, một người dân phát hiện rất nhiều cá chết trong lừ nên ngang nhiên đổ ra nhánh sông Sa Lung (Quảng Trị). Nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông Sa Lung phát hiện cá chết 'hoảng hồn' báo cáo chính quyền địa phương để truy tìm nguyên nhân.

thuysan247.com

Sáng 24/2, trao đổi với PV, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, cơ quan chức năng vừa xác định nguyên nhân hiện tượng cá chết nổi trên nhánh sông Sa Lung (đoạn qua xã Vĩnh Sơn).

Trước đó, ngày 21/2, người dân phát hiện tình trạng cá chết nên thông báo cho chính quyền địa phương. Lực lượng chức năng sau đó tiến hành kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước sông để kiểm tra.

Quá trình xác minh, cơ quan chức năng xác định, toàn bộ số cá chết do một người dân trú tại xã Vĩnh Lâm (huyện Vĩnh Linh) dùng lừ đánh bắt nhưng nhiều ngày sau mới thu hoạch. Thời điểm thu hoạch, toàn bộ số cá đã chết nên người này đổ bỏ trực tiếp xuống sông.

Ông Thân Trọng Dũng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết, có khoảng 100kg cá chết nổi trên sông, chủ yếu là cá ngạnh. Lừ đánh cá là ống hình vuông có khung sắt và lưới bao bọc xung quanh, có miệng để cá vào nhưng không ra được, dài khoảng 5m.

Nguyên nhân cá chết được xác định do người người dân dùng lừ đánh bắt.

Nguyên nhân cá chết được xác định do người người dân dùng lừ đánh bắt.

"Xuất hiện tình trạng cá chết gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, đặc biệt hộ nuôi trồng thủy sản. Việc tìm ra nguyên nhân giúp người dân ổn định tâm lý để sản xuất, nuôi trồng", ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh khẳng định, nguyên nhân cá chết được xác định do người dân dùng lừ đánh bắt cá, kết quả quan trắc chất lượng nước ổn định, không ô nhiễm. "Đánh bắt cá bằng lừ là kiểu đánh bắt truyền thống, bình thường. Hộ dân có hành vi trên lần đầu, không hiểu biết nên chỉ nhắc nhở và không xử lý", ông Tuấn nói.

Trước đó, Báo Sức khỏe & Đời sống có bài viết "Dân kêu trời vì sông Sa Lung ô nhiễm, cá chết trắng bờ". Cụ thể, sông Sa Lung có chiều dài khoảng 59 km, đóng vai trò trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long… thuộc huyện Vĩnh Linh.

Tuy nhiên, thời gian qua, nước sông này có dấu hiệu bị "bức tử" gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương. Trước thực trạng nước sông bị ô nhiễm, người dân nhiều lần phản ánh tới chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Hoàng Dũng

Nguồn: Theo BÁO SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết