Yên Bái: Tiềm năng nuôi cá tầm ở xã Nà Hẩu

Adv thuysan247
Việc triển khai nuôi cá tầm thương phẩm đang mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân ở xã vùng cao đặc biệt khó khăn này. Điển hình là anh Đặng Văn Chính, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Giám đốc Đặng Văn Chính bên bể nuôi cá tầm. Ảnh: VOV

Việc triển khai nuôi cá tầm thương phẩm đang mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân ở xã vùng cao đặc biệt khó khăn này. Điển hình là anh Đặng Văn Chính, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

thuysan247.com

Năm 2018, dự án nuôi loại cá tầm của anh Chính được triển khai. HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu được thành lập trên cơ sở Dự án đạt giải thưởng khởi nghiệp của anh Chính bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2019, với số vốn ban đầu trên 2 tỷ đồng. Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện cho HTX trong việc cấp đất, xây dựng bể nuôi cá tầm ngay dưới tán rừng nguyên sinh, hạn chế tối đa việc tác động vào tự nhiên.

Với vai trò là giám đốc HTX, anh Đặng Văn Chính đã chủ động kết nối với Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển, Trường Đại học Hùng Vương thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm và kỹ năng quản trị cho thành viên của HTX.

Theo anh Chính, việc kết nối chuyển giao kỹ thuật giúp cho việc nuôi cá tầm hạn chế được các rủi ro cũng như hướng tới việc tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định; đồng thời xây dựng được thương hiệu và quảng bá sản phẩm cá tầm của HTX. Chính vì vậy, mô hình của HTX từ các quy trình nuôi đến đầu ra của sản phẩm đều được vận hành tốt theo chuỗi giá trị.

Sau lứa cá đầu tiên cho kết quả rất khả quan, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã mở rộng ra 24 bể bạt nổi, 1 ao lót bạt và 4 bể xây bằng xi măng cốt thép. Với sản lượng cá bình quân đạt trên 30 tấn và giá bán dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm doanh thu của HTX Nà Hẩu đạt gần 2 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương. Trung bình mỗi lứa HTX xuất bán khoảng 8.000 con cá thương phẩm, với trọng lượng từ 3 – 3,5 kg/1con. Cá Tầm được xuất bán một phần phục vụ nhu cầu ăn uống và làm quà của khách du lịch khi lên với Nà Hẩu, một phần cung cấp cho các nhà hàng ở Hà Nội. Để phát triển hơn nữa, HTX đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu VietGAP cho thương hiệu Cá tầm Nà Hẩu.

Không những nuôi cá tầm, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu còn góp phần phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương, với việc khai thác các tour tắm thác, trải nghiệm văn hóa Mông… “Điểm du lịch cộng đồng Bản Tát, xã Nà Hẩu” của HTX hiện đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Mô hình nuôi cá đặc sản và phát triển du lịch của Đặng Văn Chính hiện nay đang mở ra cơ hội mới để bà con đồng bào Mông vùng cao Nà Hẩu học hỏi và nhân rộng trong thời gian tới, qua đó, kỳ vọng khơi dậy các tiềm năng ở xã vùng cao Nà Hẩu.

[su_note note_color=”#FFF9aa” radius=”0″]>> “HTX Nà Hẩu với quy mô nuôi trên 8.000 cá thương phẩm/lứa là một đột phá kinh tế lớn tại địa phương, tạo ra động lực cho người dân học hỏi làm kinh tế vươn lên thoát nghèo. Tới đây, Đảng ủy, chính quyền địa phương tiếp tục vận động những hộ gia đình có đủ điều kiện sẽ nuôi từ 200 – 500 con cá tầm thương phẩm”, ông Vũ Xuân Bá, Bí thư Đảng ủy xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên cho biết.[/su_note]

Ngọc Diệp

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết