Khẩu phần cho cá nước ngọt giai đoạn ương

Adv thuysan247
Suốt giai đoạn ấu trùng và cá bột, các loài cá nước ngọt như rô phi, trê phi hay cá da trơn sẽ có tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân, do đó chúng cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng toàn diện.

Kích thước miệng cá điêu hồng. Ảnh: ADM Asia

Suốt giai đoạn ấu trùng và cá bột, các loài cá nước ngọt như rô phi, trê phi hay cá da trơn sẽ có tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân, do đó chúng cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng toàn diện.

thuysan247.com

Dinh dưỡng chính xác và công thức phù hợp

Tỷ lệ DP/DE

Nắm được những đặc tính của nguyên liệu thô và nhu cầu dinh dưỡng giúp cá phát triển là yếu tố chủ chốt để xây dựng các công thức thức ăn dễ tiêu hóa. Khả năng tiêu hóa protein trong khẩu phần ăn rất quan trọng để xác định mức độ hiệu quả của protein đó đối với cá con. Các cơ sở R&D của Công ty dinh dưỡng chăn nuôi ADM tại Việt Nam đã tiến hành các thử nghiệm và kết quả phân tích cho thấy rõ tác động của protein tiêu hóa đối với tăng trưởng của cá rô phi non. Tỷ lệ protein tiêu hóa được/năng lượng tiêu hóa được (DP/DE) phù hợp trong công thức thức ăn sẽ tối ưu hóa tăng trưởng và giảm thiểu chất thải nitơ gây ô nhiễm môi trường nước.

Lipid

Các loài cá nước ngọt có khả năng chuyển hóa lipid thông qua các phản ứng khử bão hòa và kéo dài chuỗi axit béo thiết yếu C18 thành axit béo không bão hòa chuỗi dài hơn (HUFA). Do đó, sự phụ thuộc của cá nước ngọt vào nguồn dinh dưỡng HUFA (omega-3) không giống các loài cá biển. Tuy nhiên, trong giai đoạn ương dưỡng, tế bào liên tục nhân lên và các phospholipid đóng vai trò quan trọng để hoàn chỉnh thành phần lipid trong khẩu phần ăn cho cá ở giai đoạn ương. Phospholipids cũng là thành phần cấu trúc cơ bản của màng sinh học và là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cá.

Khoáng chất, vitamin và phụ gia chức năng

Cần đảm bảo khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ đủ các khoáng chất vĩ mô và khoáng vi lượng để cá đạt tăng trưởng, sức khỏe và chất lượng thịt tối ưu. Ngoài những thay đổi về hình thái và tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân, cá con còn phải tiếp xúc với nhiều yếu tố gây căng thẳng như quá trình phân loại, tiêm vaccine, vận chuyển… trong khi hệ thống miễn dịch của cá ở giai đoạn này còn khá non nớt. Vì vậy, cần phải cung cấp cho cá non các loại thức ăn chất lượng với thành phần chính xác gồm khoáng chất và vitamin đặc biệt. Ngoài ra, cũng cần bổ sung vào khẩu phần ăn các loại phụ gia chức năng quan trọng để hỗ trợ vật nuôi trong giai đoạn khởi đầu và sau này.

Enzyme tiêu hóa

Trong chăn nuôi, hiệu quả của thức ăn để đạt tăng trưởng tối ưu ở vật nuôi phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa, lượng ăn, hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn. Khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của vật nuôi lại phụ thuộc vào hoạt tính của enzyme tiêu hóa thay đổi suốt quá trình tăng trưởng của cá. Do mỗi giai đoạn, cá sẽ có enzyme tiêu hóa hoạt tính khác nhau, nên chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau suốt giai đoạn tăng trưởng. Do đó, cần phải phát triển công thức thức ăn phù hợp với cá ở những kích cỡ khác nhau.

Kích thích ăn

Cá non lớn rất nhanh và cần ăn nhiều cữ trong ngày. Do đó, chất lượng của nguyên liệu thức ăn thô cũng quan trọng và quyết định độ ngon cũng như thành phần dinh dưỡng thiết yếu của thức ăn đó. Ngoài ra, độ hấp dẫn của thức ăn và lượng ăn vào có thể tăng lên đáng kể nhờ các chất kích thích có hiệu lực mạnh, như axit amin tự do hoặc peptide phân tử nhỏ. Những chất kích thích này làm tăng lượng ăn vào suốt quá trình vật nuôi tìm kiếm, phát hiện và nhận dạng thức ăn.

Công nghệ sản xuất thức ăn độc đáo

Thức ăn viên cần đạt độ ổn định phù hợp để không bị tan rã trong nước. Độ bền tốt duy trì khả năng giữ lại các khoáng vi lượng dễ tan trong nước và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Thức ăn viên cũng cần đạt kích thước phù hợp với miệng cá bột. Thức ăn viên siêu nhỏ đáp ứng được hết các tiêu chí trên, đồng thời ngăn chặn tình trạng thất thoát chất dinh dưỡng từ thức ăn vào nước, dễ tiêu hóa và kích thước đồng nhất.

Hiện, ADM sử dụng hai công nghệ để sản xuất thức ăn cho cá giai đoạn ương gồm công nghệ spheronizer để định hình viên thức ăn có đường kính 0,2; 0,3 và 0,5 mm) và công nghệ ép đùn vi mô cho viên thức ăn có kích cỡ 0,6; 1,0; 1,5 và 2 mm. Công nghệ đầu tiên giúp viên thức ăn đồng đều về kích thước và đạt độ ổn định cao trong nước; còn công nghệ thứ 2 sản xuất thức ăn nổi phù hợp với tập tính ăn của cá bột cũng như nhu cầu của người chăn nuôi. Dòng sản phẩm thức ăn Nanolis của ADM dành riêng cho cá nước ngọt giai đoạn ương dưỡng góp phần sản xuất cá giống khỏe mạnh và hiệu quả kinh tế. Với cách chú trọng vào sức khỏe cá giống bằng các giải pháp dinh dưỡng sớm, người nông dân có thể tác động tích cực đến năng suất của cá suốt chu kỳ nuôi.

Pha ương dưỡng là giai đoạn quan trọng để đầu tư phát triển công thức thức ăn. Lựa chọn thức ăn phù hợp trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ năng suất của cá suốt vòng đời bằng cách ứng phó tốt hơn với các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài và mầm bệnh tiềm ẩn. Đầu tư nâng cao chất lượng thức ăn trong giai đoạn ương dưỡng tuy ngắn nhưng người chăn nuôi cần cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là một trong những yếu tố quyết định thành công cho cả vụ nuôi.

>> Ở giai đoạn ương dưỡng, cá còn nhỏ rất nhạy cảm với điều kiện nuôi nên nguồn thức ăn ở giai đoạn này rất quan trọng và phải đáp ứng chính xác các nhu cầu dinh dưỡng của cá. Cụ thể, loại thức ăn đảm bảo được chất lượng vật lý, kích thích tính thèm ăn và hiệu quả dinh dưỡng cao. Do đó, cần sử dụng công nghệ chính xác để tạo ra các loại thức ăn cho giai đoạn khởi đầu.

Dũng Nguyên

Theo Aquafeed

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết