Trung Quốc: Các nhà chế biến tôm không lạc quan vào thị trường cuối năm

Adv thuysan247
Cuộc chiến thương mại và dịch bệnh Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp chế biến tôm của Trung Quốc. Nhiều công ty giải thể, số trụ lại được hầu như cũng đang kiệt quệ do biên độ lợi nhuận quá hẹp.

Các nhà chế biến tôm Trung Quốc không quá kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường tôm cuối năm. Ảnh: Economist

Cuộc chiến thương mại và dịch bệnh Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp chế biến tôm của Trung Quốc. Nhiều công ty giải thể, số trụ lại được hầu như cũng đang kiệt quệ do biên độ lợi nhuận quá hẹp.

thuysan247.com

Tại Triển lãm Thủy sản Quốc tế Thượng Hải, ông Song Changgui, Tổng giám đốc công ty Rainbow Aquatic Development Quảng Đông cho biết: “Mặc dù có rất ít đối thủ cạnh tranh nhưng chúng tôi chịu áp lực khá lớn, đối mặt với nhiều bài toán chưa có lời giải.”

Rainbow Aquatic là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm tôm giá trị gia tăng như tôm viên, tôm xẻ bướm, và xiên tôm nướng. Hiện mỗi tháng công ty nhập khẩu 300 – 400 công ten nơ tôm, một nửa trong số đó là từ Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Song cho biết: “Năm nay là năm khó khăn nhất cho thị trường nội địa, các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn chồng chất khó khăn. Dù đạt doanh thu hàng tỷ nhân dân tệ nhưng biên độ lợi nhuận chỉ ở mức 3-5%. Với quy mô của Rainbow Aquatic, chúng tôi có thể cầm cự được khi biên độ lợi nhuận hẹp, nhưng những doanh nghiệp nhỏ hơn thì sao? Doanh thu thấp sẽ làm khả năng cung ứng yếu đi”.

Ông Song tin rằng lượng hàng tồn kho của Trung Quốc vẫn khá cao chứ không hề vơi đi nhiều như một số kênh truyền thông đã phán đoán. Giá cổng trại ngày một tăng, tiêu thụ nội địa ngày một yếu, các nhà sản xuất chứ không ai khác đã trở thành nạn nhân trong tình huống này của thị trường. 

Trận đại dịch kéo dài 3 năm cũng đã tới hồi kết, tuy nhiên ngành kinh doanh nhà hàng không còn thịnh vượng, xu hướng ăn lẩu của người tiêu dùng cũng không nhộn nhịp như trước, điều này tác động trực tiếp tới các kênh tiêu thụ tôm. Không những thế, việc sụt giảm của đồng nhân dân tệ cũng gây trở ngại tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Đối với Rainbow, công ty phải trả thêm 100.000 CNY (tương đương 13.753 USD) với mỗi công ten nơ tôm nhập khẩu, tuy nhiên, chi phí này không thể “đổ lên đầu” người tiêu dùng, có nghĩa giá bán tôm vẫn phải giữ nguyên, không được tăng. Theo ông Song, chính các chuyên gia cũng không thể đưa ra cái nhìn chính xác bởi còn nhiều yếu tố chính trị toàn cầu ảnh hưởng đến kịch bản của ngành. “Nhiều người tin rằng thị trường sẽ hồi phục sau kỳ nghỉ Quốc khánh vào tháng 10 tới đây, nhưng tôi không quá lạc quan vì năm nay người dân chắc chắn sẽ thắt chặt chi tiêu.”

An Vy

(Theo Undercurrentnews)

Nguồn: Theo https://thuysanvietnam.com.vn/
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết