Thận trọng và kỳ vọng

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Năm 2023, ngành thủy sản về đích ở mức 9,2 tỷ USD, tức là bằng 92% mục tiêu đề ra từ đầu năm. Vì vậy, mục xuất khẩu đạt kim ngạch đạt 9,5 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với 2023 của ngành này trong năm 2024 được giới chuyên gia đánh giá là khá thận trọng.

Năm 2023, ngành thủy sản về đích ở mức 9,2 tỷ USD, tức là bằng 92% mục tiêu đề ra từ đầu năm. Vì vậy, mục xuất khẩu đạt kim ngạch đạt 9,5 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với 2023 của ngành này trong năm 2024 được giới chuyên gia đánh giá là khá thận trọng.

thuysan247.com

Lý do thận trọng là vì bức tranh kinh tế thế giới vẫn chưa hết những gam màu xám. Nói như bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi còn chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine, Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới tiếp tục làm xáo trộn thương mại toàn cầu; trong đó có thị trường thủy sản. Hệ lụy sẽ làm chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng cũng có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024.

Cùng với đó, chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn tới hết nửa đầu năm 2024.

Mặc dù đặt mục tiêu khá thận trọng, nhưng những tín hiệu khả quan ngay từ đầu năm cũng khiến người ta kỳ vọng ngành này có thể sớm trở lại câu lạc bộ “trên 10 tỷ đôla”. Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, dù giảm thị phần tại một số thị trường nhưng xuất khẩu cá tra đang có tín hiệu khả quan hơn ở một số thị trường Trung Quốc, Mexico, Canada, Brazil, Anh…Ngoài ra, tồn kho cá tra tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU không còn là vấn đề.

Đối với con tôm, các công ty xuất khẩu hàng đầu cũng đang triển khai nhiều hoạt động nhằm sẵn sàng đón đầu cơ hội khi thị trường khởi sắc trở lại. VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm năm 2024 có nhiều khả quan. Nguồn cung tôm toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ổn định. Trong đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ 10 - 15%.

Cùng với đó, ngược dòng suy giảm, nhiều mặt hàng cá nước ngọt xuất khẩu những ngày cuối năm 2023 cũng tăng đột biến. Các mặt hàng chế biến như cá đóng hộp, tôm khô tăng hàng chục phần trăm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đang vận dụng mọi cách để xoay trục thị trường, nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, chắt chiu từng đơn hàng để bù đắp phần nào cho sự chậm lại của các thị trường truyền thống.

Có thể nói, những dự báo đã được đưa ra, có cả thận trọng và những kỳ vọng. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều tín hiệu để tin rằng, khẩu thủy sản sẽ hồi phục trở lại mức 9,5-10 tỷ USD năm 2024 và sớm trở lại “đường đua” tăng trưởng.

Việt Hà

Nguồn: Theo BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết