Nga xem xét 'nối gót' Trung Quốc

Adv thuysan247
Nga đang xem xét cùng Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản sau khi Chính phủ Tokyo quyết định xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima xuống biển.

Ảnh minh họa

Nga đang xem xét cùng Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản sau khi Chính phủ Tokyo quyết định xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima xuống biển.

thuysan247.com

Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải từ nhà máy ra biển vào tháng trước, vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc. Để trả đũa, Chính phủ Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với tất cả thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Nga Rosselkhoznadzor hôm 26/9 cho biết họ đã thảo luận về việc xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản với các đối tác Trung Quốc. Nga là một trong những nhà cung cấp hải sản lớn nhất cho Trung Quốc và đang tìm cách tăng thị phần.

Rosselkhoznadzor cho biết trong một tuyên bố: "Xét đến những rủi ro có thể xảy ra do ô nhiễm phóng xạ trong sản phẩm, Rosselkhoznadzor đang xem xét khả năng tham gia các hạn chế của Trung Quốc đối với việc cung cấp các sản phẩm cá từ Nhật Bản. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi đàm phán với phía Nhật Bản".

Theo Rosselkhoznadzor, họ đã gửi thư tới Nhật Bản về đề xuất tổ chức đàm phán, và yêu cầu thông tin về việc kiểm tra phóng xạ của Nhật Bản đối với các sản phẩm cá xuất khẩu trước ngày 16/10 tới, bao gồm cả đồng vị tritium.

Theo cơ quan thủy sản Nga, nước này đã xuất khẩu 2,3 triệu tấn hải sản vào năm ngoái, trị giá khoảng 6,1 tỷ USD, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng đánh bắt của nước này, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nhà nhập khẩu lớn nhất. Từ đầu năm đến nay, Nga đã nhập khẩu 118 tấn thủy sản Nhật Bản.

Trong tuyên bố mới nhất vào hôm nay (27/9), người phát ngôn hàng đầu của Chính phủ Tokyo, Hirokazu Matsuno, cho biết Nhật Bản sẽ xem xét kỹ lưỡng thông báo của Nga.

Nhật Bản cho biết nước này đảm bảo an toàn đối với nguồn nước thải ra biển, sau khi đã xử lý để loại bỏ hầu hết các nguyên tố phóng xạ ngoại trừ tritium - một đồng vị khó tách khỏi nước. Nước sau đó được pha loãng đến mức mà quốc tế chấp nhận - theo Tokyo.

Nhật Bản cho biết những lời chỉ trích từ Nga và Trung Quốc không là không có căn cứ khoa học. "Chúng tôi yêu cầu Nga hành động dựa trên bằng chứng khoa học" - phát ngôn viên Matsuno nói trong cuộc họp báo ngày 27/9, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga là thành viên của nhóm chuyên gia Fukushima của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) - nhóm đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch xả nước thải vào tháng 7 vừa qua.

Trong báo cáo mới nhất về kiểm tra nước hôm 25/9, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết kết quả phân tích nước biển, được lấy mẫu vào ngày 19/9, cho thấy nồng độ tritium nằm dưới giới hạn cho phép tại tất cả 11 điểm lấy mẫu, và sẽ không có tác động xấu đến sức khỏe con người cũng như môi trường.

Nga được cho cũng không phát hiện thấy điều bất thường nào trong các mẫu nước biển được sử dụng để thử nghiệm ở các khu vực của nước này tương đối gần với nơi xả nước đã qua xử lý - Interfax dẫn nguồn chi nhánh viễn đông của Rosselkhoznadzor cho biết hôm 26/9.

Nam Trung

Nguồn: Theo BÁO KINH TẾ ĐÔ THỊ
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết