Hà Tĩnh: Khuyến cáo môi trường đầu vụ nuôi tôm năm 2023

Adv thuysan247
Tôm được tỉnh Hà Tĩnh xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Năm 2022, diện tích nuôi tôm đạt 2.239 ha, sản lượng đạt hơn 5.687 tấn, tăng 6,62% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, mục tiêu năm 2023 đưa ra trong Đề án Nuôi trồng thuỷ sản năm 2023, tỉnh duy trì diện tích nuôi tôm đạt 2.239 ha, sản lượng phấn đấu đạt hơn 5.600 tấn.

Đầu tư bể tròn nuôi tôm tại xã Mai Phụ-huyện Lộc Hà

Tôm được tỉnh Hà Tĩnh xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Năm 2022, diện tích nuôi tôm đạt 2.239 ha, sản lượng đạt hơn 5.687 tấn, tăng 6,62% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, mục tiêu năm 2023 đưa ra trong Đề án Nuôi trồng thuỷ sản năm 2023, tỉnh duy trì diện tích nuôi tôm đạt 2.239 ha, sản lượng phấn đấu đạt hơn 5.600 tấn.

thuysan247.com

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Nuôi trồng thuỷ sản năm 2023, hướng dẫn và khuyến cáo các hộ dân công tác chuẩn bị tốt ao hồ và phòng trừ dịch bệnh đầu vụ nuôi, từ tháng 2 – 3/2023, Chi cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc, Phòng Nông nghiệp/phòng Kinh tế các huyện, thị xã ven biển và TP Hà Tĩnh tiến hành quan trắc môi trường, thu mẫu tôm tự nhiên để kiểm tra mầm bệnh đốm trắng ở một số vùng nuôi tôm tập trung trong toàn tỉnh. Từ đó đưa ra hướng dẫn và khuyến cáo các hộ dân các biện pháp kỹ thuật cải tạo ao hồ nuôi và phòng trừ dịch bệnh nhằm hướng đến 1 vụ tôm thắng lợi.

 

Cải tạo ao

Cán bộ Chi cục Thủy sản đo độ mặn

Thu mẫu tôm tự nhiên

Ngày 9/3/2023, Chi cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 88/TS-NTTS thông báo kết quả kiểm tra môi trường các vùng nuôi tôm, khuyến cáo người nuôi các biện pháp kỹ thuật cải tạo ao hồ và phòng trừ dịch bệnh:

– Thời kỳ này hầu hết các hộ nuôi đang tiến hành cải tạo ao chuẩn bị lấy nước và thả giống, đề nghị các hộ nuôi thực hiện cải tạo ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Chú ý tu sửa bờ ao, cống lấy nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở làm hao hụt nước trong quá trình nuôi, thất thoát sản phẩm trong điều kiện mưa lớn và bão lũ xảy ra. Cấp nước vào ao lắng lọc vào thời điểm đỉnh triều qua túi lọc, sau đó xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp cho ao nuôi. Xử lý nước phải đảm bảo các thông số môi trường có giá trị nằm trong giới hạn cho phép trước khi thả giống.

– Thời tiết trong tháng 3 và đầu tháng 4 là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, gió mùa lạnh kết hợp với mưa phùn, có những thời điểm nắng nóng ban ngày nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ xuống thấp kết hợp sương muối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đối tượng nuôi. Vì thế đối với những ao đã xuống giống bà con nên lưu ý công tác quản lý môi trường ao nuôi, duy trì mực nước trong ao cao (1,3-1,5 m) để hạn chế biến động nhiệt độ và các yếu tố môi trường kết hợp với tăng cường quạt nước hạn chế phân tầng nước và cung cấp đủ oxy hòa tan đảm bảo cho tôm phát triển. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất,… Kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày bằng việc quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Kết quả kiểm tra mầm bệnh đốm trắng trên 30 mẫu tôm ở một số điểm quan trắc phát hiện 2 mẫu dương tính với mầm bệnh đốm trắng tại điểm quan trắc xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà. Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro về dịch bệnh luôn tồn tại vì vậy để đảm bảo vụ nuôi an toàn người nuôi cần cải tạo ao cẩn thận, xử lý môi trường, trang thiết bị dụng cụ phục vụ nuôi, xử lý nước,… đúng quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh trước khi thả giống.  

– Đối với những  ao nuôi lấy nước vào độ sâu trung bình đạt 0,8 – 1,0 m cần có phương án hạ cốt đáy ao xuống, đắp cao bờ ao nhằm đảm bảo mức nước lấy vào ao khi nuôi tôm đạt >1,2 m, giảm thiểu sự biến động các yếu tố môi trường trong những lúc thời tiết biến động mạnh, nắng nóng kéo dài.

–  Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại 3 điểm quan trắc (Hộ Độ, Xuân Phổ, Kỳ Hà) đợt 2 tháng 2 của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc cho thấy:  Các thông số nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, P-PO4, S2-, COD, TSS, Vibrio tổng số có giá trị phù hợp cho nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, mật độ Coliform tổng số ở Xuân Phổ và Hộ Độ; NH4 tại Kỳ Hà, Hộ Độ; N-NO2 ở Hộ Độ cao hơn giới hạn cho phép.

Đối với nguồn cấp tại Hộ Độ và Kỳ Hà, cần sử dụng các hóa chất được phép lưu hành trên thị trường để khử trùng nước (Chlorine 10-20 ppm); chạy quạt khí để loại bỏ hoá chất khử trùng và giảm N-NH4 và N-NO2 trước khi cấp vào ao nuôi. Còn các điểm cấp nước khác khi cấp nước vào ao nuôi người dân cần tuân thủ Quy trình cấp nước thực hiện như sau:

  1. Lấy nước qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc ≤200 µm) ở thời điểm đỉnh triều vào ao lắng. 
  2. Xử lý nước cẩn thận trong ao lắng (sử dụng các hoá chất khử trùng được phép lưu hành trên thị trường (Chlorine 10 – 20 mg/L) để khử trùng nước. Đối với nước nguồn cấp có độ kiềm thấp cần sử dụng vôi, Dolomite… để nâng độ kiềm lên khoảng giá trị phù hợp (90-180 mg/L) trước khi cấp vào ao nuôi. 
  3. Cấp nước vào ao nuôi. Lưu ý: Tránh bổ sung nước vào ao nuôi tôm ở thời điểm nhiệt độ xuống thấp như sáng sớm và chiều tối.

Trần Hương

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết