Xuất khẩu thủy sản ứng phó với biến động

Adv thuysan247
Năm 2022, xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ có kết quả khả quan tại các thị trường lớn. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra không ít khó khăn buộc doanh nghiệp thủy sản phải vượt qua tình trạng sức mua giảm do lạm phát tăng cao ở các nước, biến động tỷ giá, nguyên liệu đầu vào cao, chi phí vận chuyển nhiều....

Tôm, mặt hàng thủy sản xuất khẩu giá trị cao.

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ có kết quả khả quan tại các thị trường lớn. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra không ít khó khăn buộc doanh nghiệp thủy sản phải vượt qua tình trạng sức mua giảm do lạm phát tăng cao ở các nước, biến động tỷ giá, nguyên liệu đầu vào cao, chi phí vận chuyển nhiều....

thuysan247.com

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), ngành thủy sản Việt Nam hiện nằm trong top 3 trên thế giới về xuất khẩu, sau Trung Quốc và Na Uy. Trong 7 tháng đầu năm, thủy sản Việt Nam đã ghi nhận mức hồi phục nhanh kỷ lục trong 20 năm qua khi xuất khẩu được 6,7 tỷ USD, tăng 35%. Xét theo thị trường xuất khẩu, tất cả các nước đều ghi nhận tăng trưởng, từ Mỹ, châu Âu đến Trung Quốc hay cả thị trường nội địa, lần lượt là 32%, 19%, 60% và 41%.

Theo VASEP, sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường nhập khẩu sau đại dịch Covid-19 cùng với biến động về nguồn cung cá thịt trắng từ Nga đã và đang mở đường cho ngành thủy sản Việt Nam tăng tốc phục hồi và chiếm được nhiều lợi thế trong những quý đầu năm 2022. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra sang Mexico vẫn giữ được phong độ tăng trưởng cao trong tháng 7 với mức tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ, đạt trên 11 triệu USD.

Nửa đầu năm nay, đã có 30 doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Mexico. Trong đó 3 DN có giá trị xuất khẩu lớn nhất là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I; Công ty TNHH Cá Việt Nam và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang. Dự báo, năm nay xuất khẩu thủy sản sẽ đạt trên 10 tỷ USD, tăng khoảng 12 - 15% so với năm 2021. Trong đó, sản phẩm nuôi trồng là cá tra và tôm sẽ chiếm khoảng 65%, các sản phẩm khai thác biển chiếm khoảng 35% còn lại.

Mặc dù dự báo xuất khẩu thủy sản vẫn khá lạc quan, nhưng nhìn lại 7 tháng đầu năm và bối cảnh hiện nay, DN vẫn đang chịu tác động, hệ lụy của dịch Covid-19, các chuỗi cung ứng quốc tế đứt gãy trong giai đoạn trước đến nay chưa khôi phục hoàn toàn. Đặc biệt, lạm phát tăng cao đã làm giảm sức mua tại các thị trường đang tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Chưa hết, biến động tỷ giá cũng cộng hưởng gây khó cho DN xuất khẩu.

Bà Lệ Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP cho rằng, đồng USD tăng giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác là một thách thức cho các nhà xuất khẩu. Tại một số thị trường có đồng nội tệ mất giá, nhà nhập khẩu bị thiệt hại, nên sẽ cân đối kế hoạch nhập khẩu. Thậm chí, đã có tình trạng nhà nhập khẩu “mặc cả hạ giá” hoặc đề nghị Việt Nam giao hàng chậm lại, khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm chi phí lưu kho.

Nhiều DN cũng phàn nàn về hàng loạt chi phí đầu vào để nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản tăng mạnh. Cụ thể giá nhiên liệu tăng, công nhân tăng, chi phí bao bì, hóa chất tăng, đặc biệt giá thức ăn chăn nuôi tăng khoảng 20%, trong khi giá thành thức ăn chăn nuôi của cá tra, tôm chiếm 65 - 70%… dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo.

Bên cạnh đó, chi phí vận tải biển tăng trong 2 năm qua và hiện nay vẫn đang giữ ở mức cao. Ví dụ, chi phí vận chuyển một container đến Bờ Tây Mỹ hiện đang ở mức 400 triệu đồng, đến châu Âu cũng tăng đến 4 lần từ 10.000 - 12.000 USD. Như vậy, giá vận chuyển tăng khiến doanh nghiệp lo ngại nguy cơ giảm khả năng cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu.

Trước những khó khăn đó, một số DN chủ động đàm phám với nhằm hài hòa giá thu mua nguyên liệu và giá xuất khẩu. Song song việc làm này, tăng cường sản xuất tinh chế tạo sức cạnh tranh cho thủy sản khi vào những thị trường khó tính như EU và Nhật Bản. Lý do, sản phẩm tinh chế được các thị trường này ưa chuộng.

Mong muốn hỗ trợ DN cũng như để phát triển bền vững ngành thủy sản, VASEP kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành quan tâm có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho DN.

Trước hết đó là vấn đề chi phí sản xuất tăng cao đáng lo ngại khiến cho giá thành sản phẩm tăng và nguy cơ sẽ giảm khả năng cạnh tranh.

Thứ hai, chi phí vận tải biển và nhân công tăng trong 2 năm qua với các lý do liên quan đến dịch, liên quan đến ách tắc và bây giờ liên quan đến giá nhiên liệu tăng, nên hiện nay vẫn đang giữ ở mức cao.

THANH GIANG

Nguồn: Theo http://daidoanket.vn/
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết