Lào Cai: Nuôi loài cá đặc sản lãi tiền tỷ

Adv thuysan247
 Loài cá này có tên dân gian là cá quất (cá lăng chấm) vốn sinh sống trong tự nhiên, nay được người dân vùng cao thuần hóa nuôi trong ao thành công, nhờ đó mà đời sống người dân cũng khá giả hơn. Điển hình là ông Phạm Văn Hàn – một trong những người đầu tiên ở Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) nuôi cá quất.

Cá quất có giá bán dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/kg. Ảnh: ST

Loài cá này có tên dân gian là cá quất (cá lăng chấm) vốn sinh sống trong tự nhiên, nay được người dân vùng cao thuần hóa nuôi trong ao thành công, nhờ đó mà đời sống người dân cũng khá giả hơn. Điển hình là ông Phạm Văn Hàn – một trong những người đầu tiên ở Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) nuôi cá quất.

thuysan247.com

Phất lên nhờ cá

Tháng 4/2019, ông Hàn đầu tư trên 1,5 tỷ đồng mua giống và cải tạo trên 3.000 m2 ruộng trũng thành 4 ao thả cá. Cá quất vốn sinh sống chủ yếu ngoài tự nhiên, ở sông suối nên để nuôi thành công loại cá này rất khó. Nhưng ông Phạm Văn Hàn chọn đi theo hướng lấy ngắn nuôi dài, lấy công làm lãi, vừa nuôi cá quất vừa nuôi 3.000 con chạch lấu, 2.000 trắm cỏ, rô phi và chép lai, 5.000 lăng đuôi đỏ… để có sản phẩm đánh bắt xen kẽ giữa các vụ thu hoạch.

Để nuôi được cá quất, ông Phạm Văn Hàn xây dựng, đầu tư ao nuôi rất bài bản, khoa học, bờ ao được kè cứng bằng bê tông, mặt ao luôn thoáng đãng. Các phương tiện cơ giới có thể lưu thông dễ dàng tới các ao cá khi đến vụ đánh bắt. Sau 3 năm thả nuôi, đàn cá lớn nhanh, đạt 1,6 – 1,8 kg/con, với giá bán từ 500 – 700.000 đồng/kg, ông Hàn dự tính lứa đầu sau khi bán hết có thể thu về gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi được trên 1 tỷ đồng.

Theo ông Phạm Văn Hàn, khó khăn để mở rộng nuôi cá quất đó là việc mua con giống rất khó khăn. Song cũng chính vì thế con cá quất bán được giá. Có thời điểm giá bán còn gấp 2 – 3 lần cá hồi. Trong khi đó, thức ăn cho cá quất chủ yếu là cá con, tôm, côn trùng, giun, cua… So với thức ăn của cá nước lạnh rẻ hơn, và dễ mua nhất là ở những vùng nông thôn.

Xây dựng thương hiệu

Không chỉ vậy, cuối năm 2020, ông Phạm Văn Hàn đã thành lập Hợp tác xã Thủy sản An Phong và bắt tay vào xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi thủy sản theo chuỗi giá trị.

Ngay từ ngày đầu thành lập, Hợp tác xã Thủy sản An Phong đã lựa chọn đi theo hướng đi riêng biệt, đó là tạo ra những sản phẩm cá sạch, ngon và tuyệt đối an toàn, nuôi cá sạch theo mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị sản phẩm. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng cao…

Với sự hỗ trợ của xã và huyện, ông Phạm Văn Hàn hiện đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá quất và phát triển vùng nuôi, ông chia sẻ: “Từ thực tế tôi đã tích lũy được kinh nghiệm trong chăn nuôi cá hàng ngày và căn cứ điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương… Tôi đã tư vấn và chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi và phòng dịch bệnh cho con cá cho bà con để cùng phát triển nghề nuôi cá”.

Xã Quang Kim có diện tích mặt nước với gần 65 ha. Hàng năm cung ứng ra thị trường 3,5 vạn con giống các loại, giá trị kinh tế đạt trên 784 triệu đồng/ha. Hiện địa phương đã thành lập được tổ hợp tác với 7 hộ nuôi.

Nhận thấy đây là mô hình phát triển kinh tế mới nhưng hiệu quả cao, xã Quang Kim và huyện Bát Xát ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật, thủ tục pháp lý xây dựng cá quất trở thành sản phẩm có nguồn gốc, sớm được công nhận và cấp sao OCOP.

>> Cá quất là tên dân gian của cá lăng chấm (H. guttatus). Đây là loài cá nước ngọt rất quý hiếm với chất lượng thịt cực kỳ thơm ngon. Ngày nay, cá quất không còn nhiều, chỉ có ở các sông suối miền núi phía Bắc. Cá quất thuộc loại cá sinh trưởng tương đối nhanh. Trong 4 năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13 – 17 cm, sau đó giảm dần còn 4 – 7 cm/năm. Thức ăn chủ yếu của cá quất là cá, tôm, côn trùng, giun, cua…

Anh Vũ

Nguồn: Theo thuysanvietnam.com.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết